#

Chiến tranh Đế quốc Khmer - Champa là một loạt các cuộc xung đột kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 10 đến đầu thế kỷ thứ 13. Cuộc đụng độ đầu tiên vào năm 950 khi quân đội Khmer cướp phá tiểu quốc Kauthara của Champa. Căng thẳng giữa Đế quốc Khmer và Champa lên đến đỉnh điểm vào giữa thế kỷ thứ 12 khi cả hai đã triển khai quân đội dã chiến và tiến hành các cuộc chiến tranh tàn khốc. Đế quốc Khmer do dưới áp lực ngày càng gia tăng từ Champa đã rút lui khỏi việc chiếm đóng Champa vào năm 1220 và kể từ đây cuộc xung đột giữa đế quốc Khmer và vương quốc Champa mới chính thức kết thúc.

#

Trang web Kauthara.org được thành lập vào đầu năm 2015, mục đích giới thiệu và chuyển tải những sản phẩm công nghệ như font Cham, keyboard Cham đa năng, bộ chuyển đổi từ Rumi Champa 2000 sang Srah (Thrah), gõ chữ Cham trên hệ thống điện thoại Android, iOS và PC, … cũng như giới thiệu video học tiếng Cham và nghiên cứu chữ viết Cham đóng góp bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Cham. Năm 2020, Kauthara.org đã bổ sung thêm chủ đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo Champa. Năm 2025, Tổng Biên tập nâng cấp tên miền (domain name) từ Kauthara.org thành Champa.one (được ví như Kauthara là cấp Negeri (tiểu bang) nay được công nhận cấp Nagara (quốc gia).

#

Jaya Indravarman III (1139-1145). Vị vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism, sinh ra tại Vijaya- Champa và qua đời năm 1145 tại Vijaya-Champa. Tên Jaya Indravarman, hoàng tử Dav Veni Laskmi Sinyang. Vua cha Harivarman V (cha nuôi). Vua Harivarman V là vị vua trước không có người thừa kế nên thoái vị vào năm 1129. Con nuôi của nhà vua tên Po Sulika được phong làm Thái tử Champa vào năm 1133, hiệu Jaya Indravarman III. Theo các bia ký tại Đồng Dương và Po Ina Nagar, Jaya Indravarman III sinh năm 1106, được nhận vào hoàng tộc năm 1129 tước hiệu Devaraja, được phong vương (Yuvaraja) năm 1133.

#

Vua Champa, Harivarman IV (1074-1080), tên thật là Prince Thang (Hoàng tử Thang), tên tiếng Phạn Vishnumurti, Madhavamurti, Devatamurti. Tên hiệu: Yang Po Ku Vijaya Sri Harivarmmadeva. Vị vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism. Ông sinh ra tại Quảng Nam (Champa) và mất 1081 tại Indrapura. Cha ông là một quý tộc thuộc họ Dừa (các bộ tộc phía bắc), còn mẹ ông là thành viên của họ Cau (các bộ lạc phía nam) mà dân chúng Panduranga cho là dòng vương tôn chân truyền của vương quốc Champa. Hoàng tử Thang rất tự hào về nguồn gốc xuất thân của mình, vì luôn tự nhận là sự kết hợp của hai bộ tộc lớn nhất của Champa: cha là Pralaysvara Dharmaraja, dòng Narikelavansa thuộc đẳng cấp Ksatriya, bộ tộc Dừa ở Amaravati; mẹ thuộc dòng Kramukavansa, đẳng cấp Brahman, bộ tộc Cau ở Panduranga.

#

Năm 946, vua Khmer là Rajendravarman II (944-968) cùng binh lính từ Angkor đánh thẳng vào Kauthara-Champa (Aia Terang-Nha Trang), cướp nhiều châu báu trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng (Bhagavati là nữ thần Yang Pu Nagara, là vị thần bảo vệ xứ sở, biểu tượng uy quyền của Champa). Sau đó, lực lượng Champa vùng dậy phản công, đánh bại và đẩy lùi đoàn quân Khmer.  Một năm sau, vua Indravarman III tìm cách tái lập lại mối quan hệ ngoại giao với Trung Hoa.

#

Họ và tên: Văn Ngọc Sáng

#

Theo truyền thông trong nước, ngày 16/12/2024 UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết Bộ VH-TT-DL đã có văn bản về việc tạm dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Cham lần thứ VI năm 2024 tại tỉnh Ninh Thuận. Trước đó, tháng 3/2024, Bộ VH-TT-DL đã ban hành quyết định về việc tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Cham lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận. Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT-DL đã cùng với UBND tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu; đồng thời, huy động lực lượng diễn viên, nghệ nhân, vận động viên quần chúng đồng bào dân tộc Cham tích cực tập luyện, chuẩn bị cho ngày hội. Tuy nhiên, ngày 11/12, UBND tỉnh Ninh Thuận có văn bản đề nghị dừng tổ chức ngày hội văn hóa do tình hình thực tế tại địa phương, do đó, Bộ VH-TT-DL đã thống nhất và quyết định dừng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận. Bộ sẽ phối hợp với tỉnh Ninh Thuận tổ chức ngày hội vào thời điểm thích hợp.

#

Chính phủ Việt Nam đã thông qua xây dựng lò hạt nhân nguyên tử trên mãnh đất người bản địa Champa tại địa khu Panduranga. Tôi tiến sĩ Putra Podam, đứa con người bản địa Champa, tôi phản đối Việt Nam xây dựng lò Hạt Nhân Nguyên tử trên mãnh đất tổ tiên Champa chúng tôi. - The Vietnamese government has approved the construction of a nuclear reactor on the land of the indigenous Champa people in the Panduranga region. I am Dr. Putra Podam, a native of Champa. I represent the Champa Bani Association, protesting against Vietnam's construction of a nuclear reactor on our ancestral land of Champa. - Kerajaan Vietnam telah meluluskan pembinaan reaktor nuklear di tanah orang asli Champa di wilayah Panduranga. Saya Dr Putra Podam, anak jati Champa. Saya mewakili Persatuan Champa Bani, membantah pembinaan reaktor nuklear Vietnam di tanah nenek moyang kita Champa.

#

Chế Mân (Jaya Simhavarman III), trị vì (1285-1307), là vị vua Champa (Raja-di-raja) theo tôn giáo Islam, sắc tộc: Raday (Rhade, Jarai), tên R'cam Mal (hoàng tử Harijit), Raja Kembayat. Sinh ra tại Vijaya-Champa và qua đời tại Vijaya-Champa. Các vợ gồm: Bhaskaradevi (công chúa người Islam tại Java-Indonesia), Tapasi (công chúa tiểu vương Yavadvipa người Islam tại Mã Lai), Paramecvari (Huyền Trân, công chúa Đại Việt). Vua cha là Indravarman V và người mẹ Gaurendraksmi. Năm 1285, khi vua cha Indravarman V mất, hoàng tử Harijit lên ngôi, hiệu Jaya Simhavarman III (Chế Mân), đặt kinh đô tại Vijaya. Theo cách gọi của tộc người Rhade và Jarai tại vùng Vijaya-Degar là R'čam Mal (R'cam Mal là hoàng tử Harijit), con trai của vua Indravarman V và hoàng hậu Gaurendraksmi, lên ngôi lấy vương hiệu là Jaya Simhavarman III, mà tài liệu Trung Quốc gọi là Pou Ti, Raja Kembayat, đức vua Chế Mân, trong quyển "Bidasari and The Djinn" của Ninot Aziz. Là vị vua thứ 12 của Triều đại thứ 11 vào thế kỷ 13. Trị vì từ năm 1285-1307. Kế nhiệm từ vua cha là quốc vương Champa, Indravarman V, đã từng lãnh đạo chống quân Mông Cổ, mà nhà thương thuyền Âu Châu là Marco Polo, nhân dịp ghé thăm Champa vào năm 1288 có nhắc đến.

#

Trong tôn giáo Islam, đấng Thiên Chúa Allah có 99 tên gọi (al-asmāʼ al-ḥusná có nghĩa là: "Những cái tên tốt nhất"). Mỗi trong số đó đều gợi lên một thuộc tính riêng biệt của Ngài. Tất cả tên gọi đó đều đề cập đến Allah, tên của Đấng tối cao và toàn diện. Trong số 99 cái tên của Allah, tên gọi quen thuộc nhất và phổ biến nhất là "Đấng Rất Mực Độ Lượng" (al-raḥmān) và "Đấng Rất Mực Khoan Dung" (al-raḥīm). Trong thuyết Độc Thần, Thượng Đế không có danh xưng, người Mỹ gọi là God, người Do Thái gọi là Jehovah (Giê-hô-va), người Ả Rập gọi là Allah, người Mã Lai gọi là Tuhan, người Chăm gọi là Po. Để dễ hiểu ta hãy so sánh với từ Po của người Chăm thì Allah chính là Po, trong tiếng Chăm Po khi dùng để nói về Thần linh thì nó là một danh từ chung chứ không phải tên của một Đấng Thần linh. Khái niệm về một Đấng Tối cao hay Thượng đế là đa dạng, với các tên gọi khác nhau phụ thuộc vào cách nhìn nhận của con người về vị thần này, …ở đây chỉ đề cập đến khái niệm về Thiên Chúa Allah hay Thượng đế Allah.