#

Sau khi Po Jatamuh qua đời, em trai của ông là Wan Daim, trước đây là Datu Negeri Jambu, được phong làm Vua Champa với tước hiệu Po Top. Năm 1692, ông tìm cách nổi dậy chống lại chế độ Nguyễn sau khi liên minh với cha mình là Po Ibrahim đang ở Campuchia và sau đó xảy ra cuộc tấn công đồng thời vào đất nước và biên giới Campuchia. Tuy nhiên, Wan Daim đã chết trong chiến tranh và cùng gia đình rút lui về Patani, trong khi cha ông là Po Ibrahim đã già qua đời ở Campuchia và được chôn cất tại Kampong Brek Bak. Các vị vua Champa sau đó không còn chủ quyền cho đến khi Vương quốc Champa bị xóa bỏ dưới sự trị vì của vị vua Po Chong Chan.

#

Hroi là một dân tộc thiểu số đa phần ở khu vực tỉnh Phú Yên và Bình Định. Dân tộc Hroi lần đầu tiên được các nhà nghiên cứu biết đến vào năm 1933. Trên phương diện lịch sử Hroi là một thần dân của vương quốc Champa như: Jarai (Jrai), Rhade (Raday, Ede), Cham (Chàm), Churu (Chru), Raglai (Glai), Bahnar, Kaho, Haroi (Hroi), Hre, Sedang, Jeh, … Ngày nay, dân tộc Hroi đã bị gán ghép thành chi nhánh của dân tộc Chăm. Các nhà nghiên cứu vô tình đã xóa sổ một dân tộc đã tồn tại hàng nghìn năm, nay trở thành tên của dân tộc khác vào thế kỷ 20, thật đáng tiếc. Theo Ts.Putra Podam, Hroi là một dân tộc riêng lẻ thuộc thần dân Champa, Hroi không phải là dân tộc Cham.

#

Tháp Champa (bimong Champa) là tên gọi thông dụng chỉ kiến trúc đền tháp Champa, thuộc kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng (Hinduism) của dân tộc Champa (Jarai, Rhade, Cham, Churu, Raglai, Bahnar, Kaho, Hroi, ...), sinh sống ở Trung Bộ và Tây Nguyên Việt Nam.

#

Bộ gõ Chamkey là ứng dụng gõ chữ Cham đa năng trên hệ điều hành Windows (Phiên bản dùng cho máy PC). Để dùng bộ gõ Chamkey, người sử dụng cần cài đặt font có dạng (EFEO Cam…) như một số font dưới đây: EFEO Cam Pajai, EFEO Cam Parik, EFEO Cam Kraong, EFEO Cam Panrang, EFEO Cam Panduranga, EFEO Cam AiaRu, EFEO Cam AiaTrang, EFEO Cam Kauthara, EFEO Cam Wijaya, EFEO Cam Amarawati, EFEO Cam IndraPura, EFEO Cam SimhaPura, EFEO Cam Udong, EFEO Cam Thrah, EFEO Cam Sankrit, EFEO Cam Campa,…Một số font này được kế thừa từ cộng đồng và thiết kế lại cho phù hợp với bộ gõ Chamkey.

#

Rumi Campa là lựa chọn tốt nhất, đẳng cấp nhất hiện nay dùng để viết chữ Rumi Cham không dấu. Sử dụng ký tự hệ thống Rumi Campa cho chữ viết tiếng Cham là cách lựa chọn khôn ngoan, tiến bộ, văn minh, là cuộc cách mạng tiên phong mà tác giả E. Aymonier đã sử trong cuốn Grammaire de La Language Chame, Saigon, imprimerie Coloniale, 1889. Từ cuốn này, Putra Podam đã đặt tên là bộ Rumi Cam EFEO (Rumi Cham của Viện Viễn Đông Pháp) được sử dụng chính thức đầu tiên vào năm 1889. Sử dụng hệ thống chữ Rumi Campa để hỗ trợ cho việc học tập tiếng Cham, chữ Cham, phiên âm tiếng Cham một cách dễ dàng và trung thực. Hệ thống chữ Rumi Campa do Ts.Putra Podam cải tiến sẽ đưa dân tộc Champa tiếp cận với nền văn minh hiện đại nhất, cơ hội thoát nạn mù chữ Thrah Cham. Dân tộc Cham sẽ luôn luôn tự hào vì đã có bộ chữ viết Champa truyền thống là Cham Thrah (cải tiến từ chữ Champa Hayap), chữ Rumi Campa (tác giả Ts.Putra Podam cải tiến từ Rumi EFEO), chữ Jawi Cham (cải tiến từ Jawi Malaysia mà người Cham Islam Nam bộ đang dùng) và chữ Bani Ả Rập (chữ dành cho tôn giáo, mà Cham Awal và Cham Islam đang dùng để viết và học Thiên kinh Koran).

#

Awal: Là người Chăm (Chăm Jat, Chăm theo Hindu, …) đã cải đạo theo Islam từ trước, từ nhiều thế kỷ trước, cụ thể từ khoảng thế kỷ thứ 10, nhưng vẫn còn tiếp nhận văn hóa bản địa Champa. Thuật ngữ Awal (gốc từ Ả Rập - Arabic) có nghĩa là “đầu tiên, trước, sơ khai” để ám chỉ cho những người Chăm đã theo Islam từ trước triều đại vua Po Rome (1627-1651) và chỉ chấp nhận Po Allah Thượng đế, là Đấng Tối cao và Duy nhất.  Ahier (Akhir): Là người Chăm đã theo tôn giáo Hindu (Ấn giáo: thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …) từ khi lập quốc (thế kỷ 2) cho đến thế kỷ 15 khi Champa sụp đổ Thành Đồ Bàn (Vijaya), đây cũng là giai đoạn mà Hindu sụp đổ trên toàn Đông Nam Á, và đây cũng là cơ hội cho Islam phát triển mạnh tại Champa. Thuật ngữ Ahier (gốc từ Ả Rập) có nghĩa là “muộn, sau” để ám chỉ cho người Chăm theo Hindu trước kia thờ tam vị thần Brahma, Vishnu, Shiva, … đến thế kỷ 17 chấp nhận bỏ thờ ba vị thần trên và chấp nhận thờ phượng Po Allah như vị thượng đế Tối Cao. Po Allah xuất hiện trong cộng đồng Chăm Ahier là Thượng đế Duy nhất, nhưng tín đồ Ahier vẫn còn ảnh hưởng tín ngưỡng, văn hóa bản địa như tiếp quản và chăm sóc trên các đền, tháp Champa.

#

Theo các nhà nghiên cứu Pháp (Pgs. Po Dharma, Gs. P-B Lafont, Ts. B. Gay), Champa không phải là vương quốc dành riêng cho dân tộc Cham, mà là một quốc gia đa chủng, tập trung những cộng đồng tộc người nằm trong biên giới chính trị của quốc gia này, chạy dài từ phía bắc Quảng Bình cho đến Biên Hòa, bao gồm cả khu vực Tây Nguyên, như người Jarai (Jrai), Rhade (Raday), Churu (Cru), Raglai (Glai), Hroi, Bahnar, Sedang, Stieng, Ma, … trong đó có người Cham (Chàm, Chăm) sống ở đồng bằng. Champa một tên gọi có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đặt tên cho vương quốc Champa kể từ thế kỷ thứ II gồm 5 tiểu bang: Indrapura (Đồng Dương), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Bình Định), Kauthara (Phú Khánh gồm Phú Yên và Khánh Hòa), và Panduranga (Thuận Hải gồm Ninh Thuận và Bình Thuận).

#

Theo ông, việc có một số người Chăm không muốn nhận mình là Hồi giáo một phần có sai từ chính quyền hiện nay. Trước năm 2017, khi làm chứng minh nhân dân hay các giấy tờ khác, người Chăm có thể khai ở mục tôn giáo là Hồi giáo, Hồi giáo Bani hay là đạo Bani thì phía công an chấp nhận hết (mặc dù ghi không đúng trong Danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ). Tuy nhiên, từ năm 2021, khi chính phủ ban hành Căn cước Công dân có gắn chip để phù hợp với tình hình mới, không có mục tôn giáo và dân tộc, nên họ cho rằng Chính phủ đã xóa tôn giáo Bani và dân tộc Chăm trên Căn cước Công dân, ông nói.

#

Harei Muk-Kei (Ngày báo hiếu tổ tiên): Được thực hiện vào cuối tháng Sahban. Đây là tháng chuẩn bị đón tháng mới Ramadan, toàn bộ tín đồ được đi tảo mộ tổ tiên cho sạch đẹp, dọn dẹp nhà cửa khang trang, sắm may đồ mới để chuẩn bị đón tháng linh thiêng, bà con được ăn uống, vui chơi, chúc tụng đón mừng tháng Ramawan, cũng là dịp để sum họp gia đình, cha mẹ, anh em và họ hàng. Harei Muk-Kei gần giống tết Nguyên Đán của người Việt, nhưng với người Cham Awal đây chỉ là hình thức tưởng nhớ đến tổ tiên chứ không phải thờ phượng tổ tiên (Muk-kei) hay thờ phượng thần linh (yang), vì trong nhà của người Cham theo hệ phái Awal không lập bàn thờ tổ tiên (điều cấm kỵ). Harei Muk-kei (ngày báo hiếu tổ tiên) chỉ là lễ tục tưởng nhớ tổ tiên trước ngưỡng Ramadan (Ramawan) đang đến, các giáo sĩ (acar) chỉ đọc Thiên kinh Koran và Du-a (Do-a) cho các linh hồn dưới ngôi mộ sớm được siêu thoát. Đây cũng là dịp mọi người trong gia đình, bạn bè về sum họp và cầu mong được Allah phù hộ độ trì. Harei Muk-kei, một phần là lễ tục của Cham Hồi giáo (Hồi giáo Awal), một phần còn ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa. Harei Muk-kei cũng là biểu hiện của lòng hiếu thảo, nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của tiền nhân, đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho con cháu.

#

Theo ông Inra Sara, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều. Ông nói với RFA: “Tức là nó (đạo Bani) có dấu vết Hồi giáo nhưng mà nó phá hết năm cột trụ của Hồi giáo. Năm trụ cột là gì? Đó là Ala là đấng duy nhất, Ramadan người Hồi giáo ăn kiêng còn người Bani biến thành Ramưwan là nhậu nhẹt suốt cả tháng. Thứ ba là Gia khát- tức là bố thí, người Bani không bố thí còn người Ba-la-mon đội bánh trái vào để cúng. Rồi người Hồi giáo tuyệt đối phân biệt đối xử với người phụ nữ trong khi người Bani theo chế độ mẫu hệ.”