#

​Po Saktiraydapatih (Bà Tử hay Kế Bà Tử), 1695-1727. Một số tên khác Po Saktiray Depatih, Po Saktiray Da Patih, Po Saktiraydaputih. Saktiraydapatih là em ruột của vua Po Saot theo tôn giáo Islam (Hồi giáo). Theo gia phả vua Champa Islam tại Kelantan-Malaysia thì Ngài là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade). Theo tài liệu Wiki thì cho rằng Saktiraydapatih là con của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan. Po Saot (Bà Tranh) trị vì (1659-1692) đến Po Saktiraydapatih (Bà Tử), trị vì (1695-1727), vương triều Champa có sự gián đoạn triều đại trong vòng 3 năm.

#

Tiểu quốc Hoa Anh-Kauthara (1471 - 1611). Kauthara (Hoa-anh, Khánh-hòa, Cổ-đát-la) là một địa khu Champa phân bố trên một không gian từ Tây Nguyên, Phú Yên (Aia Ru) và Kauthara (Khánh Hòa) trải dài cuối cùng ại n vịnh Cam Ranh, cư dân nòng cốt là người Rhade. Nơi này có địa thế chủ yếu là đồng bằng duyên hải nhỏ và hẹp với sự nối liền giữa núi và biển, sự bồi đắp thường xuyên của phù sa theo lưu vực các con sông đổ về cửa biển đã tạo nên khu vực trung tâm Kauthara phát triển về kinh tế xã hội một cách hoàn thiện là nơi hội tụ của ngã ba giao thương cùng với các hoạt động văn hoá - xã hội khi xưa rất nhộn nhịp chỉ đứng sau kinh đô Vijaya (Degar).

#

Po Saot (Bà Tranh), trị vì (1655, 1660-1692). Là vị vua theo Islam (Hồi giáo) mang tên Raja Wan Daim (Raja Champa). Ngài là cháu trai của vua Po Rome với Hoàng hậu người Rhade tên Bia Than Chan (con gái của thủ lĩnh người Rhade), nguồn gốc cha người Churu và và mẹ người Rhade. Ngài nhận tấn phong của vua Việt Nam vào năm Mùi, nhưng cho mãi đến năm Tý, ngài mới lên ngôi. Ngài thoái vị năm Thân, trị vì 33 năm, đóng đô ở Bal Canar, Panduranga (Tuy Phong, Parik).

#

​Y Jut (Y Jut H'wing) là một nhân sỹ yêu nước người dân tộc Rhade (Ede), một người con ưu tú của núi rừng Tây nguyên. Ông sinh năm 1888 (Có tài liệu ghi 1885) tại Buôn Kram xã Ea Tieu huyện Krong Ana, tỉnh Daklak và mất năm 1934. Sau khi mất, tên ông được đặt làm tên một con đường phố chợ sầm uất nhất Ban Me Thuột từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Ngoài ra tên ông còn vinh dự đặt tên cho rất nhiều trường học ở Daklak.

#

Tiểu quốc Nam Bàn hay Tiểu quốc Jarai (Ala Car Patao Degar, Dhung Vijaya), được tách ra từ địa khu Vijaya-Degar sau khi Đại Việt xâm chiếm và phá hủy thành Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) vào năm 1471. Nam Bàn là một tiểu quốc cổ của các cư dân Nam Đảo ở Tây Nguyên (Champa) nòng cốt là người Jarai và người Rhade kết hợp với những tộc người Champa Vijaya. Bộ phận hoàng tộc Champa Vijaya trong quá trình lịch sử đã đồng hóa vào văn hóa bản địa Jarai. Tiểu quốc Nam Bàn hình thành từ khoảng cuối thế kỷ 15 (1471) và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các sắc tắc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 20. Nước Nam Bàn sau này hình thành hai nước Thủy Xá (Patao Ea) và Hỏa Xá (Patao Apui) mà ngày nay là đất các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Daklak, … tức miền đất vùng Tây Nguyên ngày nay.

#

Theo sử liệu của người Champa và các sử liệu Việt Nam và Tây phương để lại, Po Krung Garai (Po Klong Garai: Thủ lĩnh Rồng) là nhân vật có thật trong lịch sử Champa. Ngài Po Krung Garai là vị vua thứ tư trong triều đại thứ 11 (11th Dynasty – Vijaya) đóng đô ở thành Đồ Bàn (Vijaya) thuộc tiểu bang Vijaya-Degar của Vương quốc Campa. Trong quá trình trị vị, với tài năng, đức độ và văn thao võ song toàn, ông không chỉ có công đánh giặc ngoại xâm, kiến thiết đất nước Champa trong lịch sử mà còn có công lớn cho công trình thủy lợi ở tiểu bang Vijaya-Degar và Panduranga.

#

Hệ thống chữ Rumi Campa do Ts.Putra Podam cải tiến sẽ đưa dân tộc Champa tiếp cận với nền văn minh hiện đại nhất, cơ hội thoát nạn mù chữ Thrah Chăm. Dân tộc Chăm sẽ luôn luôn tự hào vì đã có bộ chữ viết Champa truyền thống là Akhar Thrah (cải tiến từ chữ Champa Hayap), chữ Rumi Campa 2000 (tác giả Ts.Putra Podam), chữ Jawi Chăm (cải tiến từ Jawi Malaysia mà người Chăm Islam Nam bộ đang dùng) và chữ Bani Ả Rập (chữ dành cho tôn giáo, mà Chăm Awal và Chăm Islam đang dùng để viết và học Thiên kinh Koran).

#

Theo cứ liệu của lịch sử Trung Hoa, Việt Nam, Tây phương và đặc biệt sự tồn tại của một số đền tháp ở Vijaya-Degar (nay thuộc tỉnh Bình Định) là minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh một thời của Vương quốc Campa. Vijaya là một những kinh đô của Champa, sự tồn tại của nó được tính từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 15 (1471). Vijaya-Degar (tiếng Phạn: विजय) là một trong bốn tiểu bang (tiểu quốc) của người Degar Tây Nguyên và Champa mà kinh đô là Vijaya (Thành Đồ Bàn - Chà Bàn). Vijaya-Degar, theo lịch sử Trung Hoa được gọi là Tân Châu nhằm phân biệt với Cựu Châu là tiểu bang Amaravati ở phía bắc sau khi Champa chuyển kinh đô từ Amaravati về Vijaya-Degar. Theo các nhà nghiên cứu qua các bia ký Champa cho rằng tiểu bang Vijaya-Degar bao phủ tỉnh Bình Định, Tây Nguyên và đôi lúc bao gồm cả Quảng Ngãi. Bởi tiểu bang Vijaya-Degar, Amaravati, … thường phân chia thành khu vực phía bắc Champa trong lịch sử. Theo sử liệu Việt Nam và Trung Quốc thì vương quốc Champa được gọi là “Chiêm Thành” (chữ Hán: 占城) từ năm 877 đến năm 1693, phát xuất từ “Champapura” (Kinh thành Champa). “Chiêm” phiên âm từ “Champa” và “Thành” là từ chuyển ngữ từ “Pura” ám chỉ cho kinh thành, thủ đô, vương quốc của Champa.

#

Ông Ngụy Văn Nhuận (Nara Wiya), sinh năm 1939 tại Palei Padra, Phan Rang, Ninh Thuận, Việt Nam. Ông sinh ra thời chế độ Việt Nam Cộng Hòa, là một bậc đàn anh theo học trường Yersin (Pháp) thập niên 1950. Ông đã tốt nghiệp Cử Nhân Pháp vào năm 1963. Từ 1964 đến 1968, Ông tham gia Lữ Đoàn 101 Dù Hoa Kỳ tại miền Trung Việt Nam với nhiệm vụ Thông Dịch viên. Năm 1969 ông rời lữ đoàn 101 bởi thương tích nhẹ, và chuyển nhận công việc mới làm Quản lý 7 chi nhánh Bia ở miền Trung Việt Nam. Cuối 1969, ông tham gia phong trào FULRO và hoạt động tại Cambodia. Ông cũng từng làm thư ký cho Thiếu tướng Leskosem.

#

Từ các tài liệu trên bia đá, sử liệu lịch sử Trung Quốc và Việt Nam, sách cổ Chăm cũng như các bài nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài đã chứng minh rằng tại khu vực Đông Nam Á, Champa đã được thành lập từ thế kỷ thứ 2 và tồn tại đến thế kỷ thứ 19. Đại Việt, sau khi dành được độc lập vào khoảng thế kỷ 10, các vua chúa Đại Việt bắt đầu áp dụng chính sách Nam Tiến, xua quân xâm chiếm lãnh thổ Champa và xóa tên Champa khỏi bản đồ thế giới vào năm 1832 dưới bàn tay của vua Minh Mệnh (1820-1840).