Dân tộc Cham vui hay buồn khi được phía VNCS ban cho cái gọi là Tết Ramưwan

Written by Putra Podam
In category Tin tức
Feb 24, 2025, 11:50 PM

Người Cham (Chăm, Chàm, chữ Thrah: ꨌꩌ) là thần dân của vương quốc Champa, có quốc gia độc lập từ năm 192 (thế kỷ thứ 2). Sau một vài thế kỷ Champa bị hàng loạt cuộc tấn công hay Nam Tiến của Đại Việt (Việt Nam), Vijaya (Đồ Bàn) sụp đổ vào năm 1471 (thế kỷ 15). Từ đó hình thành một số tiểu quốc như sau:

- Tiểu quốc Hoa Anh hình thành từ thế kỷ 15 (năm 1471) và chấm dứt sự tồn tại vào thế kỷ 17 (1653).

- Panduranga tồn tại từ năm 757 và chấm dứt năm 1692.

- Thuận Thành Trấn hay Trấn Thuận Thành là tên gọi hành chính tiếng Việt của tiểu vương quốc Panduranga giai đoạn 1693 - 1832 trong chính sách tự trị của các chúa nguyễn.

Tiểu quốc Nam Bàn (Tiểu quốc Jarai, Ala Car Patao Degar, Dhung Vijaya), được tách ra từ địa khu Vijaya-Degar sau khi Đại Việt xâm chiếm và phá hủy thành Vijaya (Đồ Bàn hay Chà Bàn) vào năm 1471. Tiểu quốc Nam Bàn là một tiểu quốc cổ của các cư dân Nam Đảo ở Tây Nguyên nòng cốt là tộc người Jarai và người Rhade kết hợp với những tộc người Champa di cư. Tiểu quốc Nam Bàn hình thành từ thế kỷ 15 và chấm dứt sự tồn tại sau khi phân rã ra thành các bộ tộc độc lập vào khoảng cuối thế kỷ 20.

Người Cham ngày nay, sống rải rác ở nhiều khu vực, bao gồm Việt Nam, Kampuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hoa Kỳ,… và rải rác một số tỉnh ở Việt Nam như: Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, An Giang, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh,… Người Cham thuộc nhóm ngôn ngữ Chamic: Aceh - Cham , là một nhóm người nói cùng ngôn ngữ ở Aceh (Sumatra, Indonesia) và một số nơi ở Kampuchia, Việt Nam và Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc (đảo Hải Nam). Người Cham thuộc nhóm ngữ tộc Malayo-Polynesia trong ngữ hệ Nam Đảo, và thuộc nhóm chủng tộc Austronesia.

Người Cham (Cam: ꨌꩌ, thần dân Campa: ꨌꩌꨛꨩ ), mà người Kinh (Đại Việt hay Việt Nam) thường gọi là người Hời, người Mọi, người Chiêm, người Thổ, người Chàm và bây giờ là người Chăm. (Tên gọi không mang ý nghĩa xấu).

Từ thời Champa vương quốc, người Cham ở Panduranga (Thuận Hải) và các dân tộc  Champa khác gọi chung là Urang Champa (ꨂꨣꩃ ꨌꩌꨛꨩ ) ở các địa khu khác nhau như Panduranga, Kauthara (Aia Ru, Aia Terang), Vijaya, Avamarati, Indrapura,.. họ chưa bao giờ dùng chữ "Tết", không biết khái niệm "Tết" và càng không dùng cụm từ: "Tết Ramưwan" hay "Tết Kate".

Mấy năm gần lại đây, không rõ từ năm nào mà dân tộc Cham bản địa được VNCS (sau năm 1975, lịch sử VN) ban cho danh xưng "Tết Ramưwan" hay "Tết Kate". Một khi được dân tộc khác, ở đây là phía VNCS (越南 - Yuènán; hay Yuen - ꨢꨶꨮꩆ ) ban cho dân tộc Cham một cái "Tết", thử hỏi người Cham nên vui hay nên buồn?

Theo Ts.Putra Podam (Mohamad Budi), phía VNCS ban phát cho dân tộc Cham một cái "Tết" thật "Vĩ đại" nhưng lại không đúng quy trình?

Do vậy, cộng đồng Cham có quyền đặt ra một số nghi vấn, nhất là những giới trí thức môi dày, tóc xoăn, da ngâm, mắt sáng như Ts. Văn Ngọc Sáng, Ts. Putra Podam, Ts.Mohamad Budi,...

Trớ trêu hơn khi thấy phía VNCS chia dân Cham thành 3 địa khu:

- Cham Bắc Kỳ: Tỉnh Ninh Thuận,

- Cham Trung Kỳ (Nam Trung Kỳ hay Bắc Nam Kỳ): Tỉnh Bình Thuận,

- Cham Nam Kỳ: Cham các tỉnh phía Nam.

 

1. Cham Bắc Kỳ: Cham đóng vai trò chính ở địa khu Panduranga (tỉnh Ninh Thuận) giai đoạn từ (1471-1692). Cham ở địa khu này rất nổi bật, mang tâm hồn Cham nhiều hơn, hoài bão quá khứ, nói nhiều hơn làm, lanh lợi, lắc léo, lưỡng lẹo, lật lỏng nhiều,... nên dẫn đến lỏng lẽo hơn.

Xét từ nhiều khía cạnh, phía VNCS, không ban cho Cham Bắc Kỳ hưởng một ân huệ với cụm từ: "Tết Ramưwan", đồng nghĩa với không cho Cham Bắc Kỳ được nghĩ 3 ngày để ăn cái gọi là "Tết Ramưwan".

Nhưng phía VNCS hàng năm đều phải tốn tiền cho giới truyền thông ...nhảy...nhảy...nhảy... cùng điệu ...cùng kịch bản, hát cải lương: "Tết Ramưwan của đồng bào Cham tỉnh Ninh Thuận".

 

2. Cham Trung Kỳ: Cham đóng vai trò chính ở địa khu Trấn Thuận Thành (1693 - 1832), Cham Trung Kỳ ở vùng uống nhiều nước sông, nước suối, ... nên tính cách dễ thương hơn, hiền lành hơn, chất phát hơn, cần cù hơn, chăm chỉ hơn,... và chịu lao động vất vả hơn.

Từ đấy, VNCS ở địa khu này thông cảm hơn cho tộc Cham Trung Kỳ ... và ban phát cho họ để có cái ăn, cái mặc, cái được nghĩ "Tết Ramưwan3 ngày sau một năm lao động khổ sai.

Từ đấy, Cham Trung Kỳ, có cái để gọi "Tết"... để nở mặt, nở lông mầy, nở mũi ....với người ta.

"Tết Ramưwan" được "ra đời" tại địa khu Cham Trung Kỳ từ khi nào.... Cộng đồng Cham ở vùng này đều không ai biết.

"Nhiệt tình + Ngu dốt = Phá hoại" Câu nói chân lý của Lê Nin!

Vậy, VNCS tạo ra cụm từ "Tết Ramưwan", có góp phần phá hoại văn hóa dân tộc Cham bản địa không?

Giới cầm quyền ở tỉnh có người Cham Trung Kỳ sinh sống, trên thực tế không tiếp nhận người Cham theo Agama Awal (Hồi giáo Champa hay Hồi giáo dòng Awal) làm trong Sở Nội vụ tỉnh Bình Thuận, từ đó thiếu tiếng nói trong cộng đồng Cham Trung Kỳ..

Từ cách làm không đúng quy trình, nên dẫn đến nhiều cái sai.

Hậu quả:

- Kẻ lợi dụng đòi: Thành lập tôn giáo Bani, (Gây bao phiền toái, bởi Tiến sĩ 1đêm hay Tiến sĩ Hữu nghị).

- Kẻ lợi dụng đòi: Thành lập quỹ Porome (lừa đảo xuyên biên giới, để phục quốc Champa, bởi Tiến sĩ Tại chức + Tiến sĩ tự xưng).

- Kẻ lợi dụng đòi: Trưng cầu dân ý (Thành lập Tôn giáo Bà-ni, Bà-hai, Bà-ba,...Bà-la... gì đó, bởi Đảng viên đủ tư cách, Đại biểu Quốc hội, Cán bộ nòng, Đảng viên từ Thôn làng (Cấm nói lái)...điện báo Tối mật quốc gia VNCS cho người tình bí mật là người Chăm gian...Cấm nói lái).

- Thử hỏi: Chính phủ VN có đồng tình cho dân tộc Cham ....Trưng cầu dân ý đòi Champa độc lập không?

Cham Trung Kỳ có 2 tín ngưỡng:

- Agama Awal, và

- Agama Ahier (Akhir)

Agama Awal (Cham theo Hồi giáo dòng Awal, còn gọi Hồi giáo thời kỳ đầu, Hồi giáo sơ khai, Hồi giáo từ thế kỷ 10 khi tiếp nhận vào Champa, Hồi giáo không cập nhật, không thay đổi theo Thiên kinh Koran, Hồi giáo còn ảnh hưởng nhiều văn hóa bản địa hay tín ngưỡng dân gian do hoàn cảnh Champa mất nước).

 

3. Cham Nam Kỳ: Cham địa khu này hay đi xuồng, đi ghe, bắt cá, bắt tơm, nhiều......có tiền đóng thuế cao hơn so với Cham Bắc Kỳ và Cham Trung Kỳ.

Đặc biệt: Cham Nam Kỳ theo Agama Islam (Hồi giáo).

Islam (Hồi giáo dòng Sunni chiếm 100%), tính cách hiền hòa, thanh lịch, mến khách,... được giáo huấn bởi giáo lý tôn giáo từ thời niên thiếu.

Hơn nữa: Cham Nam Kỳ có mối quan hệ (giữ mối quan hệ) khăng khít với đồng minh Champa xưa như: Kelantan, Patani, Kedah, Terenganu, Johor, Melaka, Majapahit, Aceh, ... và bang giao với thế giới Ả Rập, Thế giới Hồi giáo và Thế giới Melayu,...

Do vậy:

Phía VNCS, đặc biệt Bộ Nội vụ, trân trọng dùng đúng từ "Lễ Ramadan - رمضان"

Có khi dùng cụm từ: "Tháng Đại lễ Ramadan"

 

Đề nghị: Hãy nói không với  ......."Tết Ramưwan"

Hãy dùng đúng:

"Lễ Ramadan", "Tháng Ramadan": Dùng quốc tế

"Lễ Ramawan", "Tháng Ramawan": Dùng khu vực Cham

 

Ramadan (Ramawan): Nghĩa là tháng 9 của niên lịch Islam, là tháng chay tịnh, thực hiện nhiều nghi thức liên quan đến tôn giáo như Shalah (Salah, Solat) ngày 5 lần. Cầu nguyện hòa bình và nhiều hoạt động xã hội từ thiện, đây là dịp để mọi người tự kiểm điểm lại những hành vi thực hiện của mình trong năm qua, từ đó quyết tâm khắc phục. Các tín đồ Hồi giáo (Awal, Islam) phải thực hiện nghiêm túc trong vòng 30 ngày. Do đó:

- Ramadan (Ramawan): không liên quan đến việc họp, hội họp, hội nghị hay hội thảo, … nên không thể dùng từ “Lễ hội Ramadan” mà nên sử dụng “Lễ Ramadan”, "Lễ Ramawan".

- Ramadan (Ramawan): không liên quan đến “Tết”, vì theo tiếng Việt “Tết” liên quan đến tảo mộ, cúng gia tiên, vui chơi, giải trí, chúc rượu, tiệc rượu (liên quan rượu, bia), …

Do đó không thể dùng từ “tết Ramadan”, "Tết Ramawan" cho tháng lễ tục Ramadan, vì Ramadan (Ramawan) là tháng thực hiện lễ thức nhịn chay, kiêng cử, hành lễ và trau dồi Thiên kinh Koran. Không liên quan vui chơi, giải trí, và tuyết đối không rượu, bia, …

- Ramadan (Ramawan): là tháng thực hiện nghi thức nhịn chay của Hồi giáo, trong đó có hệ phái Awal của Champa và nhiều hệ phái khác liên quan Islam trên toàn thế giới, nên không thể gọi “Ramadan hay Ramawan” là sự kiện riêng của người Cham.

 

LINKs:

1.Putra Podam: Tôn giáo dân tộc Chăm, danh bất chính - ngôn bất thuận

2.Tôn giáo dân tộc Chăm: "Danh bất chính - Ngôn bất thuận"

3. Tại Việt Nam: Dân tộc bản địa Chăm tự do quyền đặt tên tôn giáo

4. Ban Tôn giáo Chính phủ: Cần khảo sát giáo sĩ (Acar) về tôn giáo …

5. Mưu đồ xóa tôn giáo Chăm

6. Champa bảo vệ Hồi giáo (Islam) sau giai đoạn (1832-1975)

7. Hòa giải tôn giáo - Bani Awal (Hồi giáo Champa)

8. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ …

9. Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan

10. Thuật ngữ Awal, Ahier qua giải thích của chuyên gia nghiên cứu

11. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa

12. Awal-Ahier là: Hồi giáo của vương quốc Champa

13. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh của Islam

14. Putra Podam: Inrasara phán "Balamon đại diện phái 

=====***=====

By: Ts.Putra Podam

-----***-----

Tuyên bố 1:

Tổ chức hay đảng pháo nào:

Dùng cụm từ: "Tết Ramưwan" hay "Tết Rumuwan"

... Là "âm mưu phá hoại văn hóa Cham"...

-----***-----

Tuyên bố 2:

Tổ chức hay đảng pháo nào:

Dùng cụm từ: "Hồi giáo Bani" hay "Tôn giáo Bani"

Không có trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ...

... Là "âm mưu phá hoại tôn giáo Cham"...