Champa xâm lược Angkor (1170, 1177–1181)

Written by Putra Podam
In category Nghiên cứu
Jan 16, 2025, 12:04 AM

 Video:  Siege of Angkor (Khmer empire vs Kingdom of Champa)

 

Lần đầu tiên trong trong lịch sử, năm 946 Angkor tấn công Champa. Vua Khmer là Rajendravarman II (944-968) cùng binh lính từ Angkor đánh thẳng vào Kauthara-Champa (Aia Terang-Nha Trang), cướp nhiều châu báu trong đó có tượng nữ thần Bhagavati bằng vàng (Bhagavati là nữ thần Yang Pu Nagara, là vị thần bảo vệ xứ sở, biểu tượng uy quyền của Champa). Sau đó, lực lượng Champa vùng dậy phản công, đánh bại và đẩy lùi đoàn quân Khmer. 

Lần  thứ nhì trong lịch sử, năm 1080 Angkor lại tấn công Champa. Một hoàng thân Khmer là Sri Nandanavarmadeva, cho quân tấn công Vijaya và các trung tâm khác ở miền bắc Champa. Các đền thờ và tu viện bị cướp phá và các kho báu văn hóa và chiếm luôn Panduranga. Quân đội Champa dưới quyền vua Harivarman IV đã đánh bại quân xâm lược, quân Khmer thua bỏ chạy về nước, Harivarman IV truy đuổi và tiêu diệt hết tại Somesvara (Biên Hòa ngày nay). Nhà vua sai em là hoàng tử Pang (Phang) chiếm thành Sambhupura (Sambor) trên sông Mekong, bắt được nhiều tù binh, vàng bạc và của cải mang về nước.

Đáp lễ cho hai lần tấn công của Angkor vào Champa, năm 1177, Jaya Indravarman IV (Po Krung Garai) lãnh đạo quân Champa tấn công nước Angkor (Đế chế Khmer) bằng một trận thủy chiến ngược dòng sông Mekong, đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn). Thủ đô Yaśōdharapura (Angkor) của Kambuja đã bị đột kích sau trận hải chiến thắng lợi trên hồ Tonlé Sap bởi một hạm đội Champa dưới quyền Jaya Indravarman IV (vua Champa). Năm 1177, Tribhuvanadityavarman (1166-1177), vua Kambuja (Khmer) đã bị giết. Quân Champa tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này được đối xử tử tế, trở thành dân Champa và hội nhập vào xã hội dân Champa.

1. Triều vương thứ mười (1139-1145): Vijaya-Champa

Jaya Indravarman III (1139-1145). Vị vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism, sinh ra tại Vijaya- Champa và qua đời năm 1145 tại Vijaya-Champa. Tên Jaya Indravarman, hoàng tử Dav Veni Laskmi Sinyang. Vua cha Harivarman V (cha nuôi).

Vua Harivarman V là vị vua trước không có người thừa kế nên thoái vị vào năm 1129. Con nuôi của nhà vua tên Po Sulika được phong làm Thái tử Champa vào năm 1133, hiệu Jaya Indravarman III. Theo các bia ký tại Đồng Dương và Po Ina Nagar, Jaya Indravarman III sinh năm 1106, được nhận vào hoàng tộc năm 1129 tước hiệu Devaraja, được phong vương (Yuvaraja) năm 1133.

Dưới thời Suryavarman II (trị vì 1113 -1150 AD) vương quốc Kambuja (Khmer) thống nhất nội bộ và Angkor Wat, ngôi đền Vaishnavites lớn nhất ở thủ đô Yaśōdharapura (Angkor) được xây dựng trong thời gian 37 năm.

Hình 1.Vua Suryavarman II (1113 -1150), vua đế chế Khmer được miêu tả trong một bức phù điêu tại Angkor Wat. Vua Suryavarman II  đã từng xâm chiếm Champa từ năm 1145 và thất bại Champa năm 1150. Ảnh: Khmer.

 

Năm 1131, Jaya Indravarman III (vua Champa), được vua Angkor Suryavarman II (trị vì 1113 - 1150) thuyết phục Champa tấn công Đại Việt, chiếm nghệ An và Thanh Hóa.

Năm 1139, Jaya Indravarman III lên ngôi vua Champa. Trong quá trình trị vì, ông xây thêm nhiều tượng thần Shiva, Vishnu, Linga để lại nhiều công trình xây dựng theo phong cách Tháp Mẫm ở Bình Định. Năm 1140 ông xây dựng đền thờ tại thánh địa Mỹ Sơn và tu sửa đền Po Ina Nagar ở Nha Trang để xác nhận ông là đẳng cấp Brahman.

Do vua Jaya Indravarman III chủ trương hòa bình với Đại Việt và từ chối tham gia chiến dịch của Đế quốc Khmer chống Đại Việt, nên người Khmer đã tìm cách xâm chiếm vương quốc Champa.

Năm 1145, vua Angkor là Suryavarman II, lãnh đạo quân xâm lược Champa, quân Khmer chiếm thủ đô Vijaya, phá hủy các đền tháp ở Mỹ Sơn. Suryavarman II (vua Angkor) tự xưng là hoàng đế của cả Chân Lạp lẫn Champa.

Kể từ 1145 đến 1149 Angkor chiếm đóng Vijaya, lãnh thổ Khmer được nới rộng lên phía Bắc, từ Champasak (Nam Lào) đến đèo Hải Vân (Bắc Champa), người Khmer trực tiếp điều khiển binh lực Champa.

Vua Jaya Indravarman III (Champa) mất tích trên chiến trường (được thần dân thờ dưới tên Rudraloka) và triều đại này kết thúc.

 

2. Triều vương thứ mười một (1145-1318): Vijaya-Champa

Rudravarman IV (1145-1147), là vị vua Champa (Raja-di-raja). Tên hiệu: Sri Rudravarmadeva. Tên truy tặng: Paramabrahmaloka. Theo tôn giáo Hinduism. Sinh tại Champa và qua đời năm 1147 tại Panduranga (Phan Rang).

Năm 1129, vua Suryavarman II của Đế quốc Khmer đã ép vua Champa Jaya Indravarman III tham gia chống Đại Việt.

Năm 1145, vua Indravarman III hòa hảo với Đại Việt và từ chối hợp tác với vua Khmer. Suryavarman II cho quân xâm lược Champa. Quân Khmer chiếm, lục soát thủ đô Vijaya và lật đổ Indravarman III. Vương quốc Champa đã rơi vào tình trạng hỗn loạn do sự xâm chiếm của quân Khmer.

Năm 1145 hoàng thân Parabrahman được triều thần đưa lên kế vị Jaya Indravarman III, hiệu Rudravarman IV. Vừa lên ngôi, Rudravarman IV cùng con trai là Ratnabhumivijaya (hoàng tử Sivanandana) bị quân Khmer truy lùng ráo riết phải bỏ Vijaya chạy về phía nam Panduranga (Phan Rang) và lập chiến khu trên cao nguyên, nhiều bộ lạc Rhade, Jarai, Churu, Raglai, Bahnar, …gia nhập quân kháng chiến rất đông.

Rudravarman IV qua đời năm 1147 được truy tặng tước hiệu Paramabrahmaloka. Con trai là hoàng tử Sivanandana (Ratnabhumivijaya) được các quan lại Champa phong làm vua Champa với tước hiệu Jaya Harivarman I (Chế Bì La Bút hay Chế Bì Ri Bút).

 

Jaya Harivarman I (Chế Bì La Bút), trị vì (1147-1166), theo tôn giáo Hinduism, là vị vua Champa (Raja-di-raja). Tên thật là hoàng tử Sivanandana (Ratnabhumivijaya), tên vương giả Sri Jaya Harivarmmadeva. Con trai của vua Rudravarman IV. Sinh ra tại Panduranga và qua đời tại Vijaya-Champa. Người vợ tên: Jinnyan.

Năm 1145, vua Khmer Suryavarman II xâm chiếm Champa, chiếm thủ đô Vijaya và phế truất vua Champa là Jaya Indravarman III. Thần dân Champa nổi dậy chống lại quân Khmer chiếm đóng. Trong cuộc nổi dậy, Jaya Harivarman I, được biết đến với tên chính thức là Sivanandana đã trở thành thủ lĩnh của lực lượng nổi dậy.

Năm 1147, Jaya Harivarman I (vua Champa),  đánh bại quân Khmer đang chiếm đóng Champa. Vua Khmer Suryavarman II bị chết trong giai đoạn này.

Mặc dù vua Jaya Harivarman I chiến đấu chống người Khmer xâm lược trong nhiều năm, nhưng ông vẫn tiếp đón Jayavarman VII vị vua Khmer tương lai đang sống lưu vong tại Champa.

 Trên cao nguyên, Jaya Harivarman I được đông đảo người Rhade, Jarai, Churu, Raglai, Bahnar, Kaho và người Khmer (có thể là người Thượng thuộc hệ ngôn ngữ Môn Khmer) ủng hộ. Nhà vua tổ chức kháng chiến chiếm lại Panduranga, nhưng lãnh thổ Bắc Champa (Vijaya) vẫn còn nằm trong tay người Khmer, do em rể vua Jaya Indravarman III là hoàng tử Hariveda (đẳng cấp Ksatriya) cai trị. Vương quốc Champa bị chia đôi.

Năm 1148, vua Khmer (Jaya Indravarman III) cử tể tướng Sankara cùng tướng Sipakhya tấn công Panduranga, nhưng bị quân Champa đánh bại tại đồng bằng Kayev, tỉnh Virapura (tiếng Khmer là Rajapura, tiếng Việt là Phan Rang).

Năm 1149, Jaya Harivarman I dẫn đầu đoàn quân Champa trên Cao nguyên đánh chiếm thành Vijaya, giết Hariveda trên sông Yami (sông Hà Giao, Bình Định), thống nhất lại đất nước. Kinh đô đặt tại Vijaya (Đồ Bàn, Chà Bàn).

Do phân chia quyền lợi không đồng đều, người Rhade, Jarai, Bahnar và nhiều bộ lạc Thượng khác tôn Vansaraja (Ưng Minh Diệp), anh rể Jaya Harivarman I, lãnh đạo phong trào kháng chiến chống lại Jaya Harivarman I.

Năm 1150, sau khi xưng vương tại Madhyamagrama (ngày nay là An Khê, cạnh núi Yang Mung), Vansaraja dẫn đại quân xuống đồng bằng tấn công người Cham, nhưng bị đánh bại tại làng Slay.

Jaya Harivarman I tiến lên cao nguyên càn quét quân nổi loạn, Vansaraja phải chạy vào Đại Việt xin nhà Lý giúp đỡ đưa về làm vua. Lý Anh Tôn sai thương chế Nguyễn Mông mang 5.000 binh sĩ từ Thanh Hóa và Nghệ An vào đánh Champa. Chiến trận đã diễn ra rất là khốc liệt tại Dalva (Đông Hà) và Lavan (La Vang), cả Nguyễn Mông lẫn Vansaraja đều bị tử trận.

Trong những năm sau (1151-1155), quân Champa thường xuyên đánh vào Nghệ An để đòi lại lãnh thổ trước đó đã mất.

Năm 1160, nhà vua mới dẹp xong được loạn, Champa tìm được lại sự hùng mạnh của quá khứ và giao hảo tốt với các nước lân bang. Trong thời gian còn lại vua Jaya Harivarman I đã dành phần lớn thời gian cai trị để củng cố quyền kiểm soát Champa và cho tân trang lại quần thể ngôi đền Yang Pu Ina Nagar.

Vua Jaya Harivarman I qua đời hoặc mất tích vào năm 1166. Người kế vị là con trai tên Jaya Harivarman II lên ngôi vua và nhanh chóng bị lật đổ sau một năm cai trị bởi cuộc khủng hoảng kế vị.

 

Jaya Harivarman II (1166-1167), vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism. Tên thật là hoàng tử Sakan Vijaya, là con trai vua Jaya Harivarman I.

Năm 1166, vua Jaya Harivarman I băng hà truyền ngôi cho con là hoàng tử Sakan Vijaya, hiệu Jaya Harivarman II. Năm 1167 Sakan Vijaya bị hoàng thân Vatuv Gramapuravijaya soán ngôi, hiệu Jaya Indravarman IV.

Hình 2. Mô tả trận hải chiến giữa Champa và Khmer trên phù điêu Bayon giữa thế kỷ 12. Depiction of a naval battle between the Cham and the Khmer on the Bayon relief. Ảnh: Khmer.

 

Jaya Indravarman IV (1167-1190), Po Kurung Garay, Po Krung Girai, Po Klau Girai, Po Klong Garai, Po Klaong Garay. tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva. Vị vua Champa (Raja-di-raja) đóng đô tại Vijaya, vua ảnh hưởng Islam (Hồi giáo) thuộc sắc tộc Jarai (Jrai). Các con ông gồm công chúa Bhagyavati, công chúa Sumitra, công chúa Sudaksina.

Jaya Indravarman IV chính là Po Krung Garai người cai trị Vijaya và Panduranga trong giai đoạn này. Jaya Indravarman IV chính là Po Krong Garai người cai trị Panduranga trong giai đoạn này.

Jaya Indravarman IV quyết chí phục thù đế quốc Angkor về việc xâm chiếm và đô hộ Champa. Quân lực Champa dưới thời Jaya Indravarman IV rất giỏi về tượng binh và thủy chiến.

Năm 1170, sau khi điều đình với Đại Việt giữ thế trung lập, Jaya Indravarman IV mang đoàn tượng binh tấn công Chân Lạp, vua Dharanindravarman II (1150-1160) đang cai trị.

Cuộc chiến kéo dài một năm, bất phân thắng bại, sau cùng quân Champa phải rút về nước vì hết lương thực.

Năm 1171, một quan nhân gốc Hoa, quê ở Ki Yang Kiun, Quí Châu, thuộc đảo Hải Nam, bị chìm tàu trôi giạt vào bờ biển Champa và được dân chúng dẫn đến trình diện Jaya Indravarman IV. Người này chỉ cho vua Champa cách cưỡi ngựa xung trận thay vì dùng voi như trước. Sau khi nắm vững được thuật cỡi ngựa, Jaya Indravarman IV cử một đoàn người sang Cửu Châu, đảo Hải Nam (Hainan) để mua ngựa.

Năm 1177, Jaya Indravarman IV lãnh đạo quân Champa tấn công nước Angkor (Đế quốc Khmer) bằng một trận thủy chiến ngược dòng sông Mekong, đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn).

Thủ đô Yaśōdharapura (Angkor) của Kambuja đã bị đột kích và cướp bóc sau trận hải chiến thắng lợi trên hồ Tonlé Sap bởi một hạm đội Champa dưới quyền Jaya Indravarman IV (vua Champa)

Năm 1177, Tribhuvanadityavarman (1166-1177), vua Kambuja (Khmer) đã bị giết.

Quân Champa tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này được đối xử tử tế, trở thành dân Champa và hội nhập vào xã hội dân Champa.

Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer là Jayavarman VII (1181-1218). Lúc còn ở Champa, Jayavarman VII học được cách tổ chức xã hội, cách huấn luyện binh sĩ thủy bộ và còn kết thân được với nhiều hoàng thân của xứ này. Ông được về nước năm 1186 để kế nghiệp anh là vua Yasovarman II, bị soán ngôi.

Hình 3. Đền tôn kính vua Jaya Indravarman IV (1167-1190). Tên húy: Po Kurung Garay, Po Krung Giray, Po Klau Girai, Po Klong Garai, Po Klaong Garai. Tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva. Đền được xếp hạng "Di tích Quốc gia Đặc biệt" vào ngày 22/12/2016 tại Hà Nội.

 

Hình 4. Ngôi đền tôn kính vua Jaya Indravarman IV (1167-1190). Tên húy: Po Kurung Garay, Po Krung Giray, Po Klau Girai, Po Klong Garai, Po Klaong Garai. Tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva.

 

Hình 5. Vua Jaya Indravarman IV (1167-1190). Tên húy: Po Kurung Garay, Po Krung Giray, Po Klau Girai, Po Klong Garai, Po Klaong Garai. Tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva. Vị vua Champa (Raja-di-raja) đóng đô tại Vijaya, vua ảnh hưởng Islam (Hồi giáo) thuộc sắc tộc Jarai (Jrai). Các con ông gồm công chúa Bhagyavati, công chúa Sumitra, công chúa Sudaksina.

 

-----***-----

Video:  Siege of Angkor (Khmer empire vs Kingdom of Champa)

Cham invasions of Angkor (1170, 1177–1181) Under Suryavarman II (reigned 1113–1150) the Kambuja (Khmer) kingdom united internally and Angkor Wat, the largest Vaishnavites temple in the capital of Yaśōdharapura (Angkor) was built in a period of 37 years. Khmer forces though he did sack Champa capital, Vijaya in 1145 and depose Jaya Indravarman III. The Khmers occupied Vijaya until 1149, when they were driven out by Jaya Harivarman I. Suryavarman II sent a mission to the Chola dynasty of south India and presented a precious stone to the Chola Emperor Kulothunga Chola I in 1114.
 
 
After Suryavarman II died, Kambuja (Khmer) empire was weakened by succession crisis, while Champa was united by King Jaya Indravarman IV. Finally in 1177 CE the Kambuja capital Yaśōdharapura (Angkor) was raided and looted after victorious naval battle on the Tonlé Sap lake by a Cham fleet under Jaya Indravarman IV king of Champa. During the sack, usurper Tribhuvanadityavarman king of Kambuja (khmer) was killed. Nevertheless exiled khmer Jayavarman VII manage to save the Kambuja Empire from its demise and repel the cham forces.
 
Music : Riders of The East - OST Attila Total War
Marching of Srivijaya - OST Dato of Srivijaya
Nirupadrawa Subhiksa Wanua - OST Dato of Srivijaya
 
 
Clip taken from :
Angkor : Land of the Gods (2013)
Lost World : City of the God-Kings (2002)
Lara Croft: Tomb Raider (2001)
The Scorpion King 3: Battle for Redemption (2012)
Khát vọng Thăng Long (2010) ตำนานสมเด็จพระนเรศวรมหาราช (2011)
สุดสาคร (2006)