Tóm tắt: Chiến tranh Đế quốc Khmer - Champa là một loạt các cuộc xung đột kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 10 đến đầu thế kỷ thứ 13. Cuộc đụng độ đầu tiên vào năm 946 khi quân đội Khmer đánh phá tiểu quốc Kauthara của Champa. Căng thẳng giữa Đế quốc Khmer và Champa lên đến đỉnh điểm vào giữa thế kỷ thứ 12 khi cả hai đã triển khai quân đội dã chiến và tiến hành các cuộc chiến tranh tàn khốc. Đế quốc Khmer do dưới áp lực ngày càng gia tăng từ Champa đã rút lui khỏi việc chiếm đóng Champa vào năm 1220. Kể từ đây cuộc xung đột giữa Đế quốc Khmer và vương quốc Champa mới chính thức kết thúc.
Suryajavarman (vua Khmer tại Vijaya), trị vì (1190-1191)
Năm 1177, Jaya Indravarman IV (Po Krung Giray) lãnh đạo quân Champa tấn công nước Angkor (Đế chế Khmer) bằng một trận thủy chiến ngược dòng sông Mekong, đi thuyền từ cửa sông Cửu Long vào chiếm Vrah Nagar (Prah Nokor, ngày nay là Sài Gòn). Thủ đô Yaśōdharapura (Angkor) của Kambuja đã bị đột kích sau trận hải chiến thắng lợi trên hồ Tonlé Sap bởi một hạm đội Champa dưới quyền Jaya Indravarman IV (vua Champa)
Quân Champa tịch thu nhiều chiến lợi phẩm và bắt theo nhiều tù binh Khmer về nước. Những tù binh này được đối xử tử tế, trở thành dân Champa và hội nhập vào xã hội dân Champa.
Trong số tù binh này có một vương tôn Khmer là Jayavarman VII (1181-1218). Lúc còn ở Champa, Jayavarman VII học được cách tổ chức xã hội, cách huấn luyện binh sĩ thủy bộ và còn kết thân được với nhiều hoàng thân của xứ này. Jayavarman VII được thả về Angkor năm 1186 để kế nghiệp anh là vua Yasovarman II, bị soán ngôi.
Sau khi về Angkor, Jayavarman VII (1181-1218) là vua của Đế quốc Khmer. Ông là con trai của Vua Dharanindravarman II (trị vì 1150 - 1160) và Hoàng hậu Sri Jayarajacudamani. Jayavarman VII là vị vua đầu tiên sùng đạo Phật tại Khmer. Ông đã cho xây dựng một bức tường của Bayon và Banteay Chmar mô tả trận hải chiến giữa Champa và Angkor như một tượng đài của Phật giáo. Jayavarman VII thường được các nhà sử học coi là vị vua Khmer quyền lực nhất.
Hình 1. Jayavarman VII (1181-1218), vua Đế chế Angkor chinh phục Champa. Ảnh: Wiki.
Đế chế Angkor đang trên bờ vực sụp đổ, sau khi Champa chinh phục Angkor. Vua Khmer, Jayavarman VII đã tập hợp một đội quân và đánh chiếm lại kinh đô. Quân đội của Jayavarman VII đã giành được một loạt các chiến thắng chưa từng có trước Champa, và đến năm 1181 sau khi giành chiến thắng trong một trận hải chiến quyết định, Jayavarman VII đã giải cứu đế chế và trục xuất Champa khỏi lãnh thổ. Do đó, ông lên ngôi và tiếp tục tiến hành chiến tranh chống lại Champa cho đến khi người Khmer đánh bại Champa hoàn toàn vào năm 1203 và chinh phục phần lớn lãnh thổ.
Vua Khmer Jayavarman VII, bổ nhiệm một hoàng tử Champa (một vương tôn Champa) tên Sri Vidyanandana, quê ở Tumpraukvijaya (một làng ở Bình Định), đào tẩu đến Angkor lập nghiệp từ 1182 được giáo dục tại Angkor để lãnh đạo quân đội Khmer. Sau khi Sri Vidyanandana dẹp được loạn ở Malyang (Battambang hay Mou Leang, một làng ở vùng phía Đông Chân Lạp), Sri Vidyanandana được vua Jayavarman VII phong một tước hoàng tộc Khmer là Yuvaraja.
Năm 1190, vua Khmer Jayavarman VII sai vương tôn Champa là Sri Vidyanandana đi đánh Champa, ông chiếm được Vijaya, bắt sống Jaya Indravarman IV đưa về Angkor là tù nhân.
Hoàng tử In (một người anh rể của vua Jayavarman VII) được phong làm tiểu vương xứ Nagara Vijaya (bắc Champa), hiệu Surya Jayavarman (hay Surya Jayavarmadeva).
Một vương tôn Champa tức hoàng thân Sri Vidyanandana được phong làm tiểu vương xứ Rajapura (nam Champa) tức tiểu vương Panduranga và trở thành một chư hầu của Khmer, hiệu Suryavarman (còn gọi là Suryavarmadeva).
Hoàng tử In (vua Surya Jayavarman hay Surya Jayavarmadeva) làm tiểu vương xứ Nagara Vijaya (bắc Champa), và vương tôn Champa Sri Vidyanandana (vua Suryavarman hay Suryavarmadeva) làm tiểu vương xứ Rajapura (nam Champa) tức tiểu vương Panduranga. Cả hai trở thành một chư hầu của Khmer đặt dưới sự lãnh đạo của vua Khmer Jayavarman VII.
Vương quốc Champa trở thành một thuộc địa của Angkor. Panduranga và Vijaya là hai tỉnh của Đế chế Angkor. Người Thượng trên Tây Nguyên-Champa (Vijaya Degar) không công nhận vương quyền mới này đã cùng một số vương tôn Champa khác tổ chức đánh phá Amavarati, Vijaya và Panduranga.
Hình 2. Vua Jaya Indravarman IV (1167-1190). Tên húy: Po Kurung Garay, Po Krung Giray, Po Klau Girai, Po Klong Garai, Po Klaong Garai. Tên hiệu: Sri Jaya Indravarmadeva. Vị vua Champa (Raja-di-raja) đóng đô tại Vijaya, vua ảnh hưởng Islam (Hồi giáo) thuộc sắc tộc Jarai (Jrai). Các con ông gồm công chúa Bhagyavati, công chúa Sumitra, công chúa Sudaksina.
Jaya Indravarman V (Rasupati), trị vì (1191-1192). Vua Chiêm Thành tại Vijaya-Champa
Năm 1191 tại Vijaya (thuộc bắc Champa), vua Khmer, Surya Jayavarman (hoàng tử In) đã bị Rasupati, một hoàng thân Champa, đánh bại phải chạy về lại Angkor. Rasupati tự xưng vua xứ Vijaya, hiệu Jaya Indravarman V, là vị vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism.
Không nhìn nhận vương quyền mới này, hoàng đế Khmer là Jayavarman VII cho Jaya Indravarman IV (cựu vương Champa và cũng là thân phụ của hoàng tử In) về bắc Champa chiếm lại ngôi báu. Jaya Indravarman IV được Suryavarman (hoàng thân Sri Vidyananda) tiếp sức mới đánh chiếm được Vijaya (thuộc bắc Champa). Rasupati (Jaya Indravarman V) bị bắt và xử trảm.
Thay vì giao thành Vijaya lại cho vua Champa, Suryavarman (hoàng thân Sri Vidyananda) chiếm luôn Vijaya. Cựu vương Jaya Indravarman IV liền kêu gọi dân chúng tại Amavarati và các làng Ulik, Vyar, Jriy, Traik, … tham gia chống lại.
Năm 1192, Jaya Indravarman IV (Po Krung Giray) bị tử trận tại Traik (phía bắc Vijaya-Champa).
Suryavarman (hoàng thân Sri Vidyananda) thống nhất lại đất nước, lên ngôi vua và tìm cách tách khỏi ảnh hưởng của Đế quốc Angkor.
Hình 2. Vua Khmer Jayavarman VII (1181-1218), đưa quân chống quân đội Champa. Ảnh: North Korean Artists.
Suryavarman (vua Khmer tại Panduranga 1190-1192, sau đó làm vua tại Vijaya 1192), trị vì (1192-1203). Tên: Suryavarman, hoàng tử Sri Vidyanandana. Vua Champa (Raja-di-raja), theo tôn giáo Hinduism.
Hay tin hoàng thân Suryavarman làm phản, hoàng đế Khmer Jayavarman VII cử đại quân, trong số này có cả người Tây Nguyên-Champa (do tướng Jai Ramya cầm đầu), sang đánh Champa. Cuộc chiến kéo dài từ 1193 đến 1194, đại quân Khmer bị đánh đại bại.
Thay vì theo quân Khmer về nước, một người Djarai (Jarai) tên Sri Agara chiếm một vùng đất lớn từ Amavarati đến Pidhyan (Phú Giang, bắc Phú Yên) rồi tự xưng vương năm 1193, hiệu Patau Ajna Po Ku.
Tuy đẩy lui được quân Khmer, Suryavarman vẫn lo sợ. Năm 1194, ông dời cư lên Amaravati (Quảng Nam) tránh nạn và giao hảo tốt với Đại Việt vào năm 1198.
Đất nước được thái bình trong vài năm thì Suryavarman bị người chú phản bội tên là Yuvaraja ong Dhanapati Grama (Bố Do) soán ngôi năm 1203. Dhanapati Grama đưa quân Khmer vào chiếm Amaravati, Suryavarman dẫn một hải đội hơn 200 chiến thuyền chạy vào cửa Cửu La (Nghệ An) xin tị nạn. Tại đây, vị hoàng thân Champa bị Dĩ Mông và Phạm Giêng, hai quan trấn thủ Nghệ An làm khó. Suryavarman dùng mưu đốt thuyền của Phạm Giêng và giăng buồm ra khơi mất tích.
Hình 3. Vua Khmer Jayavarman VII, sai vương tôn Champa là Sri Vidyanandana đi đánh Champa vào năm 1190. Cuộc chiến khốc liệt tại tháp Canh Tien (Cánh Tiên) trong nội thành Vijaya. Sri Vidyanandana chiếm được Vijaya, bắt sống vua Jaya Indravarman IV (Po Krung Giray) đưa về Angkor. Ảnh: Chinh phục Champa © Hình ảnh thuộc về chủ sở hữu.
Đế quốc Khmer chiếm đóng (1203-1220)
Dhanapati (một vương tôn phản bội Champa, một chính quyền bù nhìn của Khmer) được lệnh vua Khmer đưa quân đội Khmer vào đánh dẹp các cuộc nổi loạn tại Champa, đặc biệt là trên Cao Nguyên-Champa (Vijaya Degar). Patau Ajna Po Ku (dân tộc Jarai) bị bắt sống đưa về Angkor để trị tội.
Dhanapati được phong toàn quyền cai trị xứ Champa. Champa trở thành một chư hầu của Đế chế Khmer lần thứ hai. Dhanapati được con trưởng của Jaya Harivarman II (1162-1167), sinh sống tại Angkor, tên Ansaraja phụ lực cai trị Champa.
Ansaraja cai quản đất Amavarati, cùng quân đội đánh thuê của Miến Điện (Burmese) và Xiêm La (Siamese) tổ chức nhiều cuộc tấn công vào quân đội Yvan (Dai Viet) thuộc lãnh thổ Đại Việt (Nghệ An) trong những năm 1207, 1216 và 1218; tất cả đều bị quan trấn thủ Nghệ An Lý Bất Nhiêm đẩy lui.
Champa bị đế chế Angkor tái đô hộ trong suốt 17 năm (1203-1220). Năm 1220 bị quân Xiêm La (Siam) làm áp lực tại chính quốc, quân Khmer rút khỏi Champa. Trong gần 30 năm chống chọi và bị Angkor đô hộ, Champa bị kiệt quệ.
Ansaraja (Angsaräja) đã nắm quyền cai trị một cách hòa bình, tự xưng là Jaya Paramesvaravarman II và khôi phục nền độc lập của Champa.
LINK: Liên kết liên quan 1. Angkor xâm lược Champa lần thứ 1: năm 946 2. Angkor xâm lược Champa lần thứ 2: năm 1080 3. Champa xâm lược Angkor (1170, 1177–1181) 4. Angkor chinh phục Champa 30 năm (1190-1220)