Ja Karo, một nhân vật quen thuộc của đọc giả trên trang Web Champaka, với nhiều bài viết liên quan về ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, tôn giáo, chính trị,…và nhiều đề tài nóng khác liên quan đến phản ánh chế độ,…nhưng chưa một ai biết rõ về danh tính của Ja Karo. Theo chúng tôi, Ja Karo là một nhân vật rất ái mộ Po Dharma từ thời sinh viên. Năm 2001 Ja Karo được gặp Po Dharma, hai thế hệ khác nhau nhưng cùng hệ chí hướng là đấu tranh để bảo vệ Champa khỏi bị xóa sổ trong thế kỷ 20, 21 này. |
Po Dharma là nhà nghiên cứu văn hóa, nhà ngôn ngữ, nhà lịch sử lớn của lịch sử Champa. Người đã có công lớn trong hành trình khai sáng và lật lại trang sử của dân tộc Champa sau một thời gian dài gần hai thế kỷ trong điêu tàn và lãng quên do những yếu tố lịch sử bất lợi cho dân tộc Champa. Tên tuổi của Pgs.Ts Po Dharma đã đi vào lịch sử Champa của thế kỷ 20 và trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Người sẽ sống mãi trong lòng cộng đồng Champa trong và ngoài nước, là một tấm gương sáng cho thế hệ trẻ Chăm và cộng đồng Champa noi theo. |
Tài liệu hoàng gia Champa là kho tàng tư liệu lịch sử được tìm thấy tại làng Lavang của dân tộc Kaho thuộc khu vực Ðồng Nai, Lâm Ðồng (miền Trung Việt Nam) bởi ông P. Villaume vào năm 1902 và được giới thiệu sơ khởi trong bài khảo luận của E. M. Durand mang tựa đề: Tài liệu cuối cùng của vua Chăm “Les archives des derniers rois chams”. |
Này Táo Ban Tôn giáo, ta đã lệnh cho Thủ tướng Chính phủ ban hành các nghị định, pháp lệnh, nghiên cứu, triển khai nhân sự ở đồng bào Chăm, như Thông tư số 462/UBND-VX, ngày 30 tháng 01 năm 2015, về việc triển khai thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dan tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận. Nghi định số 05/2011/NĐCP ngày 14/01/2011của Chính phủ về công tác dân tộc. Ngày 11 tháng 09 năm 2014, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT quy định chi tiết hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Mục thứ 5 có nêu: “Riêng các địa phương, đơn vị vùng dân tộc thiểu số, nhất thiết phải có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý là người dân tộc thiểu số.”. Táo đã làm chưa? |
Theo Thông tư số 462/UBND-VX, ngày 30 tháng 01 năm 2015, về việc triển khai thực hiện chính sách cán bộ, công chức, viên chức người dan tộc thiểu số của tỉnh Ninh Thuận. Căn cứ nghi định số 05/2011/NĐCP ngày 14/01/2011của Chính phủ về công tác dân tộc. Ngày 11 tháng 09 năm 2014, Bộ Nội vụ, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Thông tư liên tịch số 02/2014/TTLT-BNV-UBDT quy định chi tiết hướng dẫn thi hành chính sách cán bộ công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. |
Trong bài viết, cây bút Glang Anak cho rằng mỗi tôn giáo đều có nơi để thờ tự và hành lễ; nếu Phật tử có chùa chiền; tín đồ công giáo có Nhà thờ; thì tín đồ Bà La Môn ảnh hưởng Ấn giáo của người Chăm phải có Tháp. Tín ngưỡng này đã có từ thời Champa còn là một quốc gia độc lập và duy trì mãi cho đến ngày hôm nay. Tuy nhiên hiện nay, tín đồ Bà La Môn của người Chăm đã không còn được tự do đến Tháp để thực hiện các nghi lễ theo tín ngưỡng vì tất cả các Tháp Chăm đã bị Nhà nước quản lý. |
Tháp Po Klaong Girai là không gian sinh hoạt văn hoá tôn giáo tín ngưỡng của đồng bào Chăm Ninh Thuận nói riêng và Chăm trên cả nước nói chung. Ở đó, sự yên tĩnh, thoát tục và tính chất linh thiêng, huyền bí là đặc sản của tôn giáo tín ngưỡng. Tôn giáo nào trên thế giới cũng như vậy cả, không riêng gì tháp Chăm. Mặc dù, ngày nay tất cả các tháp Chăm, Nhà nước đã quản lý, song người Chăm vẫn còn sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng ở đó. Nghĩa là tháp còn sống đời tâm linh vốn dĩ hàng ngàn năm qua. Bên cạnh việc Nhà nước quản lý, đồng nghĩa có người của Nhà nước chịu trách nhiệm, kèm theo các cơ sở pháp luật dành cho di sản, thì việc làm sai trái không gian di tích, di sản nói chung cần được chấn chỉnh, kiểm điểm và thậm chí cho đi học lại cách quản lý có yếu tố tâm linh tôn giáo tín ngưỡng - dân tộc - nhân học. |
Cán bộ kiểm lâm đến nói với các hộ dân rằng: đất canh tác của dân chia cho cán bộ 1/2, còn 1/2 để lại cho bà con sinh nhai... Chuyện tưởng như đùa nhưng là có thật, thật trong 1 xã hội pháp quyền mà cán bộ thích thì đến lấy đất của dân như nhặt chiếc lá bên đường. 14 hộ đang kêu cứu. Đất của họ từ thời cụ kỵ 34 năm nay đang sinh sống yên bình, họ đều là người dân tộc Chăm nên chỉ biết làm nương rẫy chăn nuôi dê bò để kiếm sống. Đó là nghề duy nhất của hàng chục con người giờ họ bị lấy đất họ sẽ làm gì để sống? Nhưng lạ lắm, kiểm lâm đến nói 62 ha đất của dân chia cho kiểm lâm 1/2 ( là 32 ha ) còn lại để dân sử dụng. Ủa? Đất có thổ công.. nhà có chủ.. Sao lại đến lấy 1 cách tự nhiên vô lý thế? Không có bất kỳ 1 văn bản giấy tờ gì? Không có thông báo cưỡng chế thu hồi hay dù là lý do gì cũng không có từ chính quyền cấp sở tạ |
Po Acar là giáo sĩ chỉ "vâng mệnh, quy phục Thượng đế ALLAH". Trong ngày đầu tiên nhập đạo, Acar phải tuyên thệ rằng “Không có thần thánh nào khác ngoài Allah, và Muhammad là Thiên sứ của Ngài”. Do đó Acar chỉ luôn đề cao Allah và trao dồi Thiên kinh Koran. |
Theo quan điểm cá nhân tôi, Putra Podam, những phát biểu cho rằng Kajang (rạp) mà Acar thực hiện nghi lễ cho tín đồ Bani Awal (Hồi giáo Bani) ảnh hưởng yếu tố Yang thần bên Chăm Ahier (Chăm Balamon thờ phượng Allah) là hoàn toàn không có cơ sở. Theo phiên âm Quốc tế, Masjid là phiên âm từ tiếng Arab, là nơi thờ tự, cầu nguyện của tín đồ Islam (Muslim – Hồi giáo), là nơi thờ phượng Allah, Đấng Tối cao và Duy nhất. Tại Việt Nam, chữ Masjid hiện nay thường dịch là Thánh Đường. Còn người Chăm từ Masjid được phiên âm thành Magik (Thánh đường) |