#

Từ “Bani” chỉ có nghĩa là đạo hay người Chăm nhập đạo mới (ám chỉ theo đức tin Allah), hay chỉ nhóm sắc dân Chăm tôn thờ Allah, hay đơn giản là người “Có đạo” (Ám chỉ đạo Asulam không phải đạo Balamon). Điều này cũng như người Việt gọi hai từ “Xóm đạo”, là xóm những người theo Công giáo, chứ không phải người theo Phật giáo, Hòa Hảo hay Cao Đài,… Một số người Chăm tại Ninh Thuận thường hiểu lầm “Bani” là đạo tên Bani. “Chăm Bani” là người Chăm theo đạo Bani. Đây là cách hiểu sai, không đúng hay không chính xác. Vì trên thế giới không có đạo nào tên Bani.

#

Hiểu và sử dụng đúng tên tôn giáo rất quan trọng, vì tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vấn đề tôn giáo của người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu. Do đó Hồi giáo của người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài.

#

Tín đồ Bani theo tôn giáo Hồi giáo Bani (Hồi giáo dòng Bani hay Hồi giáo Champa), đây là Hồi giáo ảnh hưởng tính bản địa Champa. Khác với tín đồ Bani (Quốc tế: Muslim) ở Nam Bộ theo Hồi giáo Islam (Hồi giáo chính thống) là Hồi giáo hoàn thiện dần Thiên kinh Koran. Cả hai nhánh đều thuộc Hồi giáo (Islam), vì cùng giáo chủ (nabi Muhammad), cùng thờ Đấng Tối cao Allah, và dùng thiên kinh Koran (Quran).

#

Tại đại hội ba nhiệm kỳ đã qua, các đại biểu đã thảo luận góp ý và thống nhất tên gọi “Hồi giáo Bani” là hệ phái Hồi giáo dòng Bani (Hồi giáo Champa) của người Chăm ở Việt Nam có nguồn gốc từ Asulam (tiếng Ả Rập: Islam; tiếng Việt: Hồi giáo) đã tồn tại gần 1000 năm, cũng như phương hướng, nhiệm vụ và quy chế về tổ chức hoạt động của Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani trong tỉnh. Theo đó, Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức của Hồi giáo Bani được thành lập theo nguyện vọng của các chức sắc, tín đồ Bani trong tỉnh và được sự chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

#

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh thuận được thành lập theo Quyết định công nhận số: 4106/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2007 của UBND Tỉnh Ninh thuận về việc công nhận thành phần nhân sự Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ I (2007 - 2010). Lần đầu tiên trong lịch sử Việt nam, một tôn giáo Chăm được nhà nước Việt nam chính thức thừa nhận theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. Cộng đồng người Chăm Hồi giáo Bani luôn cảm ơn Đảng và Nhà nước đã có chính sách đúng đắn kịp thời phù hợp nguyện vọng của đồng bào.

#

Trong số các mẫu thần được thờ phụng ở Khánh Hòa, thì Thiên Ya Ana (Po Ina Nagar) được coi là mẫu thần chủ đạo. Do có sự khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng nên người Việt ở Khánh Hòa trải qua các các thời kỳ lịch sử đã dần dần Việt hóa các yếu tố tôn giáo, đền tháp của người Champa thành trung tâm tín ngưỡng thờ mẫu quan trọng của người Việt.

#

Web Kauthara.org được thành lập vào đầu năm 2015, mục đích gới thiệu và chuyển tải những sản phẩm công nghệ như font Chăm, bộ gõ Chăm đa năng trên PC, bộ chuyển đổi từ Rumi Chăm EFEO sang akhar Thrah, ứng dụng gõ chữ Chăm trên hệ thống Android, và ứng dụng gõ chữ Chăm trên hệ thống iOS cũng như chương trình giảng dạy tiếng Chăm và nghiên cứu chữ viết Chăm để đóng góp bảo tồn và phát huy những di sản về văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Chăm.

#

Islam (tiếng Chăm: Asulam, Athulam, Athalam), là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham. Đây là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới, sau Kitô giáo, và tôn giáo đang phát triển nhanh nhất, với số tín đồ trên 1,6 tỷ người. Islam giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 7 tại bán đảo Ả Rập (Arab), do Thiên sứ Muhamat (Nabi Muhammad) sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Thượng Đế Aluah (Allah) tạo ra Adam, với thượng đế Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran qua thiên thần Jibrael.

#

Lãnh thổ miền trung Việt Nam bao gồm cả vùng đồng bằng và khu vực Cao Nguyên, chạy dài từ Quảng Bình đến biên giới Biên Hòa, đã có sự hiện hữu của một quốc gia ảnh hưởng nền văn minh Ấn Độ đó là vương quốc Champa được hình thành vào cuối thế kỷ thứ 2. Sau khi dành được độc lập vào thế kỷ 10, các vua chúa Đại Việt bắt đầu áp dụng chính sách Nam Tiến, xua quân xâm chiếm lãnh thổ miền duyên hải vương quốc Champa và bị tiêu diệt vào năm 1832. Hôm nay, vương quốc Champa không còn nữa, nhưng dân tộc Champa vẫn còn tồn tại. Hơn 1.500.000 người Thượng cư ngụ trên Cao Nguyên và 120.000 người Chăm sinh sống dọc vùng duyên hải Phan Rang, Phan Rí, Phan Thiết, chưa tính người Chăm lưu lạc ở Cao Miên, Thái Lan, Mã Lai và khu vực Châu Đốc, Tây Ninh, Sài Gòn lập nghiệp

#

Chăm Bani, mặc dù tự nhận mình là tín đồ ASULAM, nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đi ngược với phong tục của ASULAM chính thống giáo. Sau thế kỷ 17, do tình hình xung đột tôn giáo trong xã hội người Chăm giữa BALAMON VÀ ASULAM ngày càng phức tạp, do đó vua Po Rome quyết định hóa giải thành hai thuật ngữ mới mang tên: AVAL và AHIER