#

Theo công văn của Ban Tôn giáo Chính phủ số: 981/TGCP-TNTGK, Hà Nội ngày 05/11/2020 về việc tổ chức hội thảo với một số nội dung liên quan đến Hồi giáo Bani. Để thống nhất hoạt động tôn giáo và công tác quản lý nhà nước đối với Hồi giáo Bani, Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức hội thảo trao đổi, lấy ý kiến của chức sắc, chức việc Hồi giáo Bani hai tỉnh: Bình Thuận, Ninh Thuận và một số cơ quan liên quan. Hội thảo được tổ chức tại Phan Thiết-Bình Thuận vào ngày 13/11/2020. Hội thảo được tổ chức một cách trang trọng, nghiêm túc, và khẩn trương. Sau khi Ban Tôn giáo Chính phủ phát biểu, đại diện của hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận báo cáo tham luận xong, thì ý kiến của chủ trì hội thảo, Ban Tôn giáo chính phủ và một số cơ quan, các chức sắc (Acar) cả hai tỉnh trao đổi ý kiến thẳn thắng và dân chủ.

#

Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ IX và phát triển mạnh mẽ nhất từ thế kỷ XVI qua trung gian các thương thuyền Malay thường hay ghé hải cảng Champa để bang giao và truyền giáo, từ đó Islam phát triển ở Panduranga-Champa. Sự xuất hiện Islam tại Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận) đã bị Chăm hóa gọi là Hồi giáo Bani hay Hồi giáo thuộc dòng Bani, là đặc trưng riêng của Hồi giáo Champa. Đây là một tôn giáo không chủ trương truyền bá rao giảng lời Allah đến với mọi người, chính vì vậy Hồi giáo Bani chỉ tập trung trong khu vực Ninh Thuận và Bình Thuận, không phát triển mạnh như Islam tại các quốc gia Malaysia, Indonesia, Brunei,...Thánh đường Hồi giáo Bani, được xây dựng ở bên trong làng (Ninh Thuận: 7 thánh đường, Bình Thuận: 10 thánh đường). Họ còn duy trì những qui luật về cách xây dựng thánh đường. Từ nghi thức hành lễ đến cách xếp đặt bên trong, bên ngoài đều có một sắc thái riêng biệt địa phương chứ không giống như mô hình kiến trúc theo thánh đường Islam trên thế giới.

#

Tồn tại xuyên suốt lịch sử nhân loại, tôn giáo là một hiện tượng xã hội tác động lên hai mặt của đời sống con người; cộng đồng và cá thể. Tôn giáo xuất hiện từ buổi bình minh của nhân loại và tồn tại cho đến ngày nay. Tôn giáo là một nhu cầu tinh thần của các tín đồ, những người theo tôn giáo, một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và nhân loại. Tôn giáo không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời. Nó không chỉ liên quan đến thế giới tưởng tượng mai sau (thiên đường, địa ngục) mà còn ảnh hưởng đến đời sống thực tại của con người. Sinh hoạt tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Trong đó có dân tộc Chăm.

#

Trong tiếng Ả Rập, Islam nghĩa là “vâng mệnh, quy phục Thượng Đế”, mà Việt Nam gọi “Hồi giáo” là một tôn giáo Độc Thần do Muhammad sáng lập, nhưng đức tin của Islam thì bắt nguồn từ trước khi Allah tạo ra Adam. “Hồi” ở đây có nghĩa là “Hồi lại”, “Hoàn lại”, ngược lại dòng thời gian từ Muhammad đến Jesus, Musa, Ibraham rồi cuối cùng là Nabi Adam, nghĩa là hồi lại trạng thái ban đầu và thực hiện đúng đắn cho một tôn giáo độc thần mà Allah chỉ định. "Subhanahu Wa Ta'ala" có nghĩa:  “Vinh Quang Thượng Đế, Đấng Quyền Lực Tối cao”. Đồng thời tín đồ Hồi giáo phải hoàn thiện theo lời dạy của thiên kinh Koran và cố gắng giữ Ngũ trụ.

#

Islam du nhập vào Champa khoảng thế kỷ 9, nhưng phát triển cực thịnh vào thế kỷ thứ 16 ảnh hưởng từ quốc gia Mã Lai và một số quốc gia khác ở Đông Nam Á. Để chỉ tôn giáo Islam người Chăm phiên âm thành từ Asulam. Đối với tôn giáo Asulam thì người Chăm còn dùng từ Bani (nghĩa tương tự Muslim) được dùng rất phổ biến không chỉ dành riêng cho người Chăm Ninh Thuận, Bình Thuận, mà còn sử dụng ở người Chăm Nam Bộ, Chăm Kampuchea,…

#

Thời gian gần đây, thôn An Nhơn, Phước Nhơn- Ninh Thuận bỗng dâng xuất hiện nhiều giáo sĩ, thần học,… và hiền nhân trong đó có Ts. Thành Phần. Không biết tự bao giờ mà họ lại quan tâm nhiều đến tôn giáo người Chăm đó là Hồi giáo Bani. Họ quan tâm không phải góp phần xây dựng tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận tốt hơn, mà tìm cách xóa bỏ tôn giáo cha ông có nguồn gốc gần 1000 năm lịch sử.

#

Hiểu đúng tên tôn giáo rất quan trọng, vì tôn giáo chi phối sâu sắc đời sống xã hội của người Chăm. Tôn giáo gắn chặt với quá trình phát triển lịch sử của dân tộc Chăm. Vấn đề tôn giáo của người Chăm gắn liền với vấn đề dân tộc và có mối quan hệ với sự phát triển của các tôn giáo trên thế giới đặc biệt là thế giới Hồi giáo và thế giới Melayu. Do đó Hồi giáo của người Chăm ngày nay cũng có ảnh hưởng và chịu sự tác động từ thế giới bên ngoài.

#

Trích một đoạn báo cáo của Sư cả Xích Dự, chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Bình Thuận viết: “Hồi giáo đã du nhập vào Champa từ khoảng cuối thế kỷ thứ 9 theo con đường tơ lụa và phát triển tùy thuộc từng thời kỳ lịch sử của từng triều đại vua chúa Champa. Đặc biệt khởi sắc từ quốc vương Chế Mân, Chế Bồng Nga, Sunan Ampel, Bố Trì trì, Kabrah, Po Haniim Per, Po At, Po Rome, và tiếp nối cha ông như Cei Brei, Tuan Phaow, Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Les Kosem,… tín đồ Chăm Hồi giáo Bani ở Kampuchea, Champa và Việt Nam ngày nay tiếp tục gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa Champa và Malaysia nói riêng, giữa Champa với thế giới Malayu và thế giới Hồi giáo nói chung.

#

Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani là một tổ chức tôn giáo, đại dện cho cộng đồng tín đồ Chăm Bani trong tỉnh, được UBND tỉnh Ninh Thuận chấp thuận tại văn bản số 2749/UBND-VX ngày 06 tháng 9 năm 2006, tiếp sau đó Hội đồng chức sắc Balamon, Ban đại diện cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận được hình thành; nổi mừng chưa vơi thì Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani, Hội đồng Chức sắc Balamon giáo tỉnh Bình Thuận khai hoa nở nhụy. tất cả Hội đồng cùng một nhịp đi vào hoạt động có tư cách pháp nhân và được công nhận như một tôn giáo chính thức. đây là một vinh dự cho toàn chức sắc, chức việc và các tín đồ trong cộng đồng người Chăm tỉnh Ninh-Bình Thuận.

#

Hồi giáo (Islam) đã du nhập vào Champa từ khoảng cuối thế kỷ thứ 9 theo con đường tơ lụa và phát triển tùy thuộc từng thời kỳ lịch sử của từng triều đại vua chúa Champa. Đặc biệt khởi sắc từ quốc vương Chế Mân, Chế Bồng Nga, Sunan Ampel, Bố Trì trì, Kabrah, Po Haniim Per, Po At, Po Rome, và tiếp nối cha ông như Cei Brei, Tuan Phaow, Katip Sumat, Katip Ja Thak Wa, Les Kosem, Po Dharma, Putra Podam,… tín đồ Chăm Hồi giáo Bani ở Kampuchea, Champa và Việt Nam ngày nay tiếp tục gìn giữ mối quan hệ mật thiết giữa Champa và Malaysia nói riêng, giữa Champa với thế giới Malayu và thế giới Hồi giáo nói chung.