#

Theo Công văn số: 874/SNV-TG của Sở Nội Vụ tỉnh Bình Thuận ban hành ngày 24/4/2020 về việc tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và thực hiện Công văn số 1531/UBND-KGVXNV của UBND tỉnh Bình Thuận, ngày 23/4/2020, về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong tình hình mới đã được thông báo cụ thể nêu:“…Khi tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, những người tham gia phải đảm bảo thực hiện đúng chỉ đạo của UBND tỉnh và các quy định của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 như: số lượng người tham gia không quá 20 người / 1 lần tổ chức hoạt động, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, theo dõi thân nhiệt, giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét khi tiếp xúc, đảm bảo tốt an ninh, trật tự…”

#

Thực hiện Công văn số 1420/UBND-KGVXNV, ngày 16 tháng 04 năm 2020, của UBND tỉnh Bình Thuận về việc triển khai và cách phòng chống dịch COVID-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại số: 158/TB/TB-VPCP ngày 16/4/2020. Theo phong tục của Chăm Bani Awal, nếu không hành lễ tháng Ramawan, thì các chức sắc không được thực hiện các nghi lễ tôn giáo như đám tang, đám cưới, đám Katan , Kareh, đám Phuel, và nhiều lễ tục khác.

#

Người Chăm Bani Awal, hàng năm vào gần cuối tháng Shaban (Islam lịch) để chuẩn bị đón tháng Ramadan (tháng thực hiện lễ thức nhịn) thì cộng đồng Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận chuẩn bị đi tảo mộ. Nhưng năm nay 2020, trước đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn cầu, Thủ tướng Chính phủ có chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 và các văn bản liên quan chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh COVID19 trong việc tổ chức lễ Ramawan.

#

Người Chăm Bani Awal, hàng năm vào gần cuối tháng Shaban (Islam lịch) để chuẩn bị đón tháng Ramadan (tháng thực hiện lễ thức nhịn) thì cộng đồng Chăm ở hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận chuẩn bị đi tảo mộ dòng họ, ông bà, tổ tiên, nội ngoại,…Lễ tảo mộ thường tổ chức theo khu vực và được quy định bởi lịch thông báo của khu vực đó. Thông thường lễ tảo mộ diễn ra khoảng ba ngày. Ngày đầu tiên đi tảo mộ ở xa nhất, ngày kế tiếp tảo mộ ở những khu gần hơn, ngày cuối cùng tảo mộ ở khu gần nhất. Lễ tảo mộ là dịp con cháu về tụ họp, tề tựu với cha, mẹ, ông bà tổ tiên và gia đình.

#

Ban Tổ Chức Lễ Tưởng Niệm Po Dharma hân hoan thông báo cùng quý vị về kết quả Lễ Tưởng Niệm Po Dharma và Bữa Cơm Thân Mật dành cho đồng tộc Champa ngày 22 tháng 2 năm 2020 vừa qua tại Thủ phủ Sacramento, California. Bà con đồng hương chúng ta đã đến tham dự thật đông đảo ngoài dự kiến của Ban Tổ Chức. Một số bà con đến từ Châu Âu, một số bà con đến từ các Tiểu bang xa xôi như Tennessee, Texas, Washington, một số bà con phải lái xe hàng giờ với niềm vui để được gặp đồng tộc trong niềm hân hoan tay bắt mặt mừng, đầy cảm xúc, vô cùng thấm thía với câu tục ngữ Chăm: “Manuis sa paran yau adei sa-ai sa tian”

#

Theo Champaka.info, Thành Đài suốt thời gian ở Ukraine không có bằng cấp gì, rồi dấn thân vào con đường mạo hiểm làm bằng Thạc sĩ giả rồi đến tiến sĩ giả để lừa gạt thiên hạ. Đây là hành động vô văn hóa và vô trách nhiệm có thể làm tổn thương đến danh dự dân tộc, vì người nước ngoài có thể hiểu rằng dân tộc Chăm có bản sắc xảo trá và gian lận, mặc dù dân tộc Chăm không ai dám làm những chuyện này.

#

Acar Quỳnh tên thật là Nguyễn Ngọc Quỳnh là người Chăm ở Palei Bblap Klak ( Anh nhơn – Ninh Thuận ) ông ta xuất gia vào khoảng năm 2015 để gia nhập Tu sĩ “Acar “ hành đạo tại Thánh đường Hồi giáo Bani An nhơn. Ông ta còn lập nhiều Facebook với tên gọi khác nhau như: CarDalikal, Car Thượng, Haniim phuel,… Trong thời gian Tu sĩ tập sự, Nguyễn Ngọc Quỳnh có theo học Giáo lý với Imam Đạo Thanh Huệ, là một Tu sĩ rất có uy tín và uyên bác về Giáo lý Tôn giáo Hồi giáo Bani, ông ta là Cựu Chủ tịch Hội đồng liên chùa Ninh thuận vào những thập niên 1970. Đây là một phước đức rất lớn đối với Nguyễn Ngọc Quỳnh khi được Imam Đạo Thanh Huệ nhận làm học trò để truyền đạt những kiến thức rất uyên thâm về Tôn giáo Hồi giáo Bani mà ông đang sở hữu. Cũng vì không chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức của một người Tu sĩ, nên Nguyễn Ngọc Quỳnh bị Imam Đạo Thanh Huệ khướt từ không chấp nhận là học trò của ông ta, từ đó Nguyễn Ngọc Quỳnh đi lang thang khắp các làng Chăm và tham gia Facebook chửi rủa hết người nay đến người khác để tạo sự “ Like” ảo của trang mạng xã hội. Đó là chân dung thật của Nguyễn Ngọc Quỳnh

#

Được hướng dẫn bởi các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và lòng tin cao độ vào việc thực hiện những nghĩa vụ theo Hiến chương của các quốc gia, Khẳng định rằng các dân tộc bản địa được bình đẳng với tất cả những dân tộc khác, đồng thời ghi nhận quyền của các dân tộc được khác nhau, được tự coi mình khác và được tôn trọng như vậy, Cũng khẳng định rằng tất cả các dân tộc đều góp phần làm đa dạng làm giàu có những nền văn minh và văn hóa tạo nên những di sản chung cho loài người, Khẳng định thêm rằng tất cả các học thuyết, chính sách và thực tiễn dựa vào hoặc biện hộ cho tính ưu việt của những dân tộc hoặc các cá nhân trên cơ sở nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay những khác nhau về tôn giáo, sắc tộc, hay văn hóa đều là sự phân biệt chủng tộc, giả dối về mặt khoa học, không có giá trị pháp lý, đáng bị lên án về mặt đạo đức và bất công về mặt xã hội,

#

Trong thời gian làm nghiên cứu sinh ở Malaysia, tôi và Pgs.Ts. Po Dharma thường xuyên gặp gỡ vào cuối tuần. Thầy là người hướng dẫn thứ hai luận án tiến sĩ của tôi tại Malaysia, chịu trách nhiệm nội dung về lịch sử hình thành và phát triển ngôn ngữ chữ viết Chăm. Trong những dịp trò chuyện, tôi được nghe chính Thầy chia sẻ những mẩu chuyện rất hay, những thông tin rất quý báu mà ít có tài liệu tiếng Việt đề cập. Nay nhân kỷ niệm một năm ngày mất của Thầy, tôi kể lại những mẩu chuyện ngắn được nghe từ Thầy để tỏ lòng thành kính, biết ơn Thầy cũng như bổ sung những cống hiến và đóng góp của Thầy cho sự bảo tồn lịch sử văn hóa và phát triển của cộng đồng Chăm.

#

Trong cộng đồng Chăm chúng ta, ai cũng biết rằng Po Dharma là một nhà khoa học lịch sử, có kiến thức uyên thâm về chuyên ngành và số lượng công trình xuất bản rất đồ sộ về văn hóa và lịch sử Champa. Những năm tháng trước khi sang Pháp du học và định cư, ông còn là một Thiếu tá trong quân đội Fulro cầm súng để bảo vệ các dân tộc thiểu số miền trung và Tây Nguyên trước làn sóng cộng sản tràn vào đánh chiếm miền nam Việt Nam.