#

Awal: một hệ phái mới xuất hiện ở Champa do ảnh hưởng văn hóa bản địa Champa, là một tôn giáo độc thần, chỉ thờ phượng Allah là Đấng Tối Cao, Duy Nhất và Muhammad là vị Thiên sứ (Nabi) cuối cùng được Allah mặc khải Thiên kinh Koran. Awal là hệ phái Hồi giáo hay Hồi giáo dòng Awal gồm hai tầng lớp: Tầng lớp thứ nhất, là Giáo sĩ (Gru, Imam, Katip, Acar) là những vị Ulama (hiền nhân) trực tiếp thờ phượng Allah, Đấng Tối cao, Duy nhất và phục tùng Muhammad là Thiên sứ cuối cùng. Nhiệm vụ của Giáo sĩ (Acar) là trau dồi chương kinh Koran, kiêng cử, hành lễ trong tháng Ramadan (Ramawan), Eid al-Adha (Waha), … và thực hiện các nghi lễ liên quan đến vòng đời của người Chăm Bani (Chăm theo đạo). Tầng lớp thứ hai, là Thường dân (Gahéh): chỉ phục vụ và phục tùng cho Giáo sĩ (Acar) và gián tiếp thờ phượng Allah. Nhưng lớp tín đồ Thường dân (tầng lớp thứ hai) nếu trang bị đầy đủ kiến thức và Thiên kinh Koran thì cũng có thể trở thành giáo sĩ (Acar) để trực tiếp thờ phượng Allah. Do vậy, khi bàn đến hệ phái “Awal” (Hồi giáo Awal) thì chúng ta chỉ đề cập đến tầng lớp Giáo sĩ (Acar) và hệ thống hành lễ của Acar chứ không nói đến tín đồ “Awal” thông thường (Gahéh).

#

Phản biện: Tác giả tự phán dòng trên là hoàn toàn không có minh chứng, tác giả đang tự suy diễn mà thôi. Bởi vì thuật ngữ "Bani" là tiếng Ả Rập dùng để chỉ tín đồ Muslim liên quan đến tôn giáo Islam. Trên thế giới chưa từng tồn tại tên tôn giáo:"Hồi giáo Bani" hay "Hồi giáo Islam". Mà tên gọi "Hồi giáo Bani" hay "Hồi giáo Islam" chỉ là một cụm từ trong tên tổ chức, nhằm để phân biệt giữa nhánh này với nhánh khác mà thôi.

#

Nếu Mai Quang Chiêu là tín đồ Bani chân chính, muốn tìm hiểu nguồn gốc lịch sử về tên gọi tôn giáo Cham, thì Mai Quang Chiêu nên thực hiện bài phỏng vấn các chuyên gia khoa học Cham, các nhân sĩ trí thức, các chức sắc uyên thâm về lãnh vực giáo lý Agama Awal, đặc biệt là  hai tổ chức tôn giáo Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận để đưa ra những nhận định khách quan khoa học về tên gọi tôn giáo Bani Awal đúng theo tiền nhân Champa tiếp nhận và lưu truyền. Ở đây, Mai Quang Chiêu chỉ chọn phỏng vấn những chức sắc thất học cực đoan thường xuyên chống đối tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Đây là một mưu đồ chính trị nguy hiểm của bọn chúng nhằm lợi dụng quyền tự do tôn giáo để xuyên tạc chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước về chính sách tôn giáo tại Việt Nam.

#

Địa danh Bình Thuận xuất hiện sớm nhất vào năm Đinh Sửu (1697), khi ấy là một phủ của trấn Thuận Thành, sau khi Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính dẹp được nạn loạn Vua Chiêm Bà Tranh và chiếm được phần đất cuối cùng của Champa từ Phan Rang đến xứ Chân Lạp. Thời vua Gia Long đặt lại dinh Bình Thuận. Đến Minh Mạng thứ 4 (1823) đặt lại phủ Bình Thuận có 2 huyện An Phước và Hòa Đa. Trong quảng thời gian gần 130 năm đó, Bình Thuận qua nhiều lần thay đổi cấp hành chánh dinh, trấn, phủ bao gồm một phần đất của Ninh Thuận, Lâm Đồng và phía nam Tây nguyên.

#

Sự kiện nhà cầm quyền Hà Nội xóa bỏ di sản địa phương này không chỉ ảnh hưởng đến cộng đồng trực tiếp mà còn đặt ra những thách thức đáng kể đối với việc bảo tồn đa dạng văn hóa ở Việt Nam. Hiểu được bối cảnh này là điều cần thiết để nắm bắt được ý nghĩa rộng lớn hơn của hành động của chính quyền Hà Nội đối với người dân bản địa trong khu vực. Việc đổi tên các tỉnh ở Tây Nguyên có ý nghĩa sâu sắc đối với cộng đồng bản địa, chủ yếu ảnh hưởng đến bản sắc văn hóa, quyền đất đai và sự gắn kết xã hội của họ.

#

Theo kết luận của Hội thảo tại Thành phố Phan Thiết-tỉnh Bình Thuận, ngày 13 tháng 11 năm 2020, do Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì về việc lấy ý kiến của các chức sắc, chức việc Hồi giáo Bani hai tỉnh: Ninh Thuận, Bình Thuận và một số cơ quan liên quan để thống nhất tên gọi tôn giáo. Đa số các đại biểu tham dự Hội thảo đều thống nhất tạm dùng tên tổ chức “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani” để gọi cho nhánh tôn giáo “Hồi giáo Bani”. Sau khi kết luận Hội thảo, một số tín đồ cực đoan gởi đơn thư kiến nghị đến các cơ quan chức năng địa phương cũng như trung ương đòi bổ sung danh mục và cấp mã số riêng cho tôn giáo: “Bani” trong danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ. Theo công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Tại Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo). Tại Mục 6, tôn giáo: Hồi giáo,

#

Tôn giáo hay tín ngưỡng là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội, thông qua tôn giáo người dân gửi gắm những ước mơ khát vọng mà họ không thực hiện được. Tôn giáo còn có một nhu cầu tinh thần, có chức năng ru ngủ, có lợi ích tích cực giúp con người hướng thiện. Thế nhưng tại Việt Nam, tôn giáo mà dân tộc Chăm đã tiếp nhận từ thế giới Ả Rập hơn 1200 năm, mà ngày nay tên gọi tôn giáo vẫn chưa được rõ ràng, lập lờ. Trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ ghi Hồi giáo (phiên chữ từ Islam, tiếng Ả Rập), trong khi, tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận làm Chứng minh nhân dân ghi, tôn giáo: Bà-ni, hoặc tôn giáo: đạo Hồi, hoặc tôn giáo: Hồi giáo. Trong khi thuật ngữ chính danh mà giáo sĩ chức sắc Champa gọi từ xưa là: Agama Awal (trong đó: Agama nghĩa là “Đạo”, tiếng Phạn Sanskrit; Awal: tiếng Ả Rập (Arabic), Awal mang nghĩa “trước, sớm”, nghĩa là Hồi giáo Sơ khai, Hồi giáo từ trước, Hồi giáo từ ban đầu, Hồi giáo từ khi tiếp nhận vào Champa từ thế kỷ 10, Hồi giáo dòng Sunni chi nhánh Awal, Hồi giáo dòng Awal hoặc có thể gọi Hồi giáo Champa).

#

Từ thời Champa vương quốc, người Cham ở Panduranga (Thuận Hải) và các dân tộc  Champa khác gọi chung là Urang Champa (ꨂꨣꩃ ꨌꩌꨛꨩ ) ở các địa khu khác nhau như Panduranga, Kauthara (Aia Ru, Aia Terang), Vijaya, Avamarati, Indrapura,.. họ chưa bao giờ dùng chữ "Tết", không biết khái niệm "Tết" và càng không dùng cụm từ: "Tết Ramưwan" hay "Tết Kate". Mấy năm gần lại đây, không rõ từ năm nào mà dân tộc Cham bản địa được VNCS (sau năm 1975, lịch sử VN) ban cho danh xưng "Tết Ramưwan" hay "Tết Kate". Một khi được dân tộc khác, ở đây là phía VNCS (越南 - Yuènán; hay Yuen - ꨢꨶꨮꩆ ) ban cho dân tộc Cham một cái "Tết", thử hỏi người Cham nên vui hay nên buồn?

#

Ban Biên tập (BBT) của Báo Điện tử Champa (Champa.one) có buổi trao đổi với Phd.Putra Podam (Ts.Văn Ngọc Sáng) về nhiều vấn đề liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp như: Thời thơ ấu, quá trình học tập dưới mái trường XHCN, quá trình học tập và công tác tại cơ quan, quá trình nghiên cứu chuyên môn khoa học, thời gian dành cho xã hội Cham (và Champa), tín ngưỡng hay đức tin chính thức của bản thân,.. Dưới đây BBT chúng tôi xin thuật lại và cung cấp một số thông tin về quá trình kết nạp thành viên Đảng Cộng sản của ông Văn Ngọc Sáng từ năm 2012-2017.

#

Trang web Kauthara.org được thành lập vào đầu năm 2015, mục đích giới thiệu và chuyển tải những sản phẩm công nghệ như font Cham, keyboard Cham đa năng, bộ chuyển đổi từ Rumi Champa 2000 sang Srah (Thrah), gõ chữ Cham trên hệ thống điện thoại Android, iOS và PC, … cũng như giới thiệu video học tiếng Cham và nghiên cứu chữ viết Cham đóng góp bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa, ngôn ngữ và chữ viết Cham. Năm 2020, Kauthara.org đã bổ sung thêm chủ đề liên quan đến lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo Champa. Năm 2025, Tổng Biên tập nâng cấp tên miền (domain name) từ Kauthara.org thành Champa.one (được ví như Kauthara là cấp Negeri (tiểu bang) nay được công nhận cấp Nagara (quốc gia).