Thành Phần, Nguyễn Ngọc Quỳnh bịa đặt vu khống HĐSC - gây rối cộng đồng Chăm tháng Ramadan (Ramawan)
![]() Nguyễn Ngọc Quỳnh là người Chăm Bani ở Palei Mblap Klak ( Anh nhơn – Ninh Thuận ) ông ta đi làm Acar (giáo sĩ Chăm Bani) vào khoảng năm 2015 và hành đạo tại Thánh đường Hồi giáo Bani An nhơn. Ông Quỳnh lập nhiều Facebook với tên gọi khác nhau như: CarDalikal, Car Thượng, Haniim phuel, Nguyễn Ngọc Quỳnh,… Trong thời gian tập sự, Nguyễn Ngọc Quỳnh có theo học Giáo lý với Imam Đạo Thanh Huệ, là một giáo sĩ rất có uy tín và uyên bác về Giáo lý Tôn giáo Hồi giáo Bani, ông ta là Cựu Chủ tịch Hội đồng liên thánh đường Ninh thuận vào những thập niên 1970. Đây là một phước đức rất lớn đối với Nguyễn Ngọc Quỳnh. Tính nào tật nấy, không chịu rèn luyện tu dưỡng đạo đức của một người giáo sĩ, nên Nguyễn Ngọc Quỳnh bị Imam Đạo Thanh Huệ khướt từ không chấp nhận là học trò, từ đó Nguyễn Ngọc Quỳnh đi lang thang khắp các làng Chăm và tham gia Facebook chửi rủa hết người nay đến người khác để tạo sự “ Like” ảo của trang mạng xã hội. Đó là chân dung thật của Nguyễn Ngọc Quỳnh. |
![]() Ông Thành Phần; năm sinh: 17/04/ 1954; Nơi sinh: Thôn Phước Nhơn, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Cùng nhóm tích cực đi tuyên truyền, gọi điện thoại nói xấu bôi nhọ danh dự cá nhân người khác, kêu gọi, lấy chữ ký từng làng từ tỉnh Ninh Thuận xuyên tỉnh Bình Thuận, để gây xáo trộn trong cộng đồng Chăm và kêu gọi các phần tử cực đoan chống phá tôn giáo Hồi giáo Bani (Hồi giáo Awal) do Chính phủ Việt Nam công nhận. |
![]() Tín đồ Chăm Bani thuộc tín ngưỡng (tôn giáo) hệ phái AWAL, mà AWAL (thế kỷ 17) tiếp nối kế thừa từ ASULAM (thế kỷ 9) mà tiếng Việt gọi là: HỒI GIÁO. Hệ phái AWAL còn gọi Hồi giáo Bani (Hồi giáo dòng Bani) hay Hồi giáo Champa. Mặc dù tự nhận mình là tín đồ Asulam (Hồi giáo), nhưng Chăm Bani vẫn tiếp tục duy trì chế độ mẫu hệ và mẫu cư, một qui chế tổ chức gia đình và xã hội hoàn toàn đi ngược với phong tục của Asulam chính thống giáo. |
![]() Chăm Bani tại Việt Nam, tồn tại hai nhánh chính: Hồi giáo Islam (Bani Islam - Islam hay Hồi giáo chính thống) và Hồi giáo Bani (Bani Awal: là Hồi giáo dòng Bani hay Hồi giáo Champa hay). Để phân biệt giữa hai tín đồ người Chăm thường gọi tín đồ Chăm Islam (Muslim) và tín đồ người Chăm Bani (Awal hay Asulam). |
![]() Nhằm triển khai thực hiện đọc Thiên kinh KORAN hiệu quả, đúng và ngày càng hoàn thiện dần cho giới giáo sĩ Acar (Ulama), Hội Champa Bani Quốc tế (Champa Bani International Community) thông báo kế hoạch tổ chức Hội thi đọc thiên kinh KORAN dành cho học sinh, sinh viên, thanh niên và giáo sĩ Acar Chăm nhân dịp Ramadan 2021. |
![]() Wudu - Niat (mak aia). Theo nghĩa giáo lý Wudu là dùng nước rửa bốn phần của cơ thể, gồm mặt, đôi tay, đầu và đôi chân, theo cung cách giáo lý qui định mang ý nghĩa tôn thờ Allah. Wudu rất quan trọng đối với tín đồ Islam nói chung và tín đồ Awal nói riêng, bởi vì hành lễ Solat là cuộc sống tâm linh hàng ngày, giống như con người không thể tồn tại mà không có nước. |
![]() Ramawan (Ramadan) năm nay 2021, một số giới trẻ Chăm gửi tin nhắn chúc nhau tin tức, sức khỏe, thịnh vượng, bình an,…là điều đáng tự hào. Tuy nhiên, từ Ramawan cần phải ghi đúng và chính xác để cùng bảo tồn và gìn giữ ngôn ngữ chữ viết Chăm. |
![]() Ký tự Rumi Campa, dân tộc Champa sẽ tiếp cận với văn minh hiện đại Tây phương nhanh nhất, cơ hội thoát nạn mù chữ Thrah Chăm và tinh thần dân tộc tự hào nhất vì đã có ba bộ chữ viết: chữ viết phổ thông là Thrah Chăm, chữ viết Rumi Campa cùng với chữ viết tôn giáo Awal Bani và Arabic cho Thiên kinh Koran. |
![]() Trong thời gian gần đây bà con Chăm, nhất là một vài giới trẻ do chưa hiểu lịch sử tôn giáo Champa, và nhiều vấn đề khác liên quan, đã nghe lời xúi giục của một vài người khác mà đi chống lại Po Gru của mình, chống lại Hội đồng Sư cả, Hội đồng tôn giáo và Ban Tôn giáo Chính phủ, điều này đã làm xáo trộn trong cộng đồng Chăm hiện nay. |
![]() Từ khi lập quốc thế kỷ II năm 192, theo các nhà nghiên cứu, Champa đã tiếp cận văn hóa và tôn giáo Ấn giáo (Hindu giáo) mà tại Việt Nam thường gọi Balamon. Tôn giáo Balamon tại Champa tiếp nhận cả Brahma, Vishnu và Shiva. Sự phát triển Balamon ở Champa mạnh hay yếu có thể soi qua quá trình sử dụng tiếng Chăm cổ của người Chăm. Balamon chỉ phát triển mạnh đến thế kỷ thứ 8 và sau đó suy thoái dần từ thế kỷ 10 cho đến sự sụp đổ Vijaya vào thế kỷ 15. Theo Ts. Po Dharma, Champa là vương quốc đa chủng tộc, đa văn hóa và đa tôn giáo. Trước thế kỷ thứ 14, dân tộc Champa thờ đa thần mang đậm sắc văn hóa Balamon. Sau thế kỷ thứ 15, dân tộc Champa nhận thêm một nền văn minh mới đó là Hồi Giáo (Islam)”. Giai đoạn này, Hồi giáo phát triển rất mạnh trong vương triều Champa và Đông Nam Á. |