![]() Xuất thân từ Làng Chăm Palei Ram - Ninh Thuận, một quê hương gắn liền với tên nhiều trí thức tiêu biểu như: Nhạc sĩ Từ Công Phụng, Tiến sĩ Bá Trung Phụ, cựu dân biểu Từ Công Xuân…, Thiên Thị Nín là một nhà giáo đã từng giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Văn Lâm (nay đã nghỉ hưu). Bà cũng là một nhân vật đại diện cho Ban Phụ nữ của Hội đồng Sư cả (HĐSC) Hồi giáo Bani, rất tích cực vận động kinh phí từ tín đồ Bani để xây dựng trụ sở làm việc và kinh phí hoạt động cho tổ chức này trong thời gian vừa qua, đây là một việc làm đáng biểu dương và khích lệ tinh thần của một phụ nữ Chăm. Tuy nhiên, chính bà lại nhân danh Ban Phụ nữ HĐSC Hồi giáo Bani gởi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Ninh Thuận tố cáo Ban Thường trực HĐSC không sáng suốt nhận định một cách rõ ràng mà nghe theo một số phần tử người Chăm hải ngoại để tôn vinh chủ thuyết Islam và truyền bá tư tưởng sai lệch về tôn giáo Bani. Thiên Thị Nín là một nhà giáo, khi phát biểu hoặc trước khi chụp mũ người khác một cách vô thức ít nhất bà cũng cần phải đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh lời nói của mình. Cũng cần nhấn mạnh thêm: HĐSC Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận được thành lập vào năm 2005 theo Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ngày 18 tháng 6 năm 2004. |
![]() kayet Um Marup, là một sử thi Champa, được sáng tác vào khoảng thế kỷ XVII, nội dung chủ yếu là truyền bá Islam vào xã hội Champa. Hoàng tử Um Marup là con trai của vua Harum Mak. Trong một lần vào rừng đi săn, Um Marup đã gặp Nabi (Muhammad- S.A.W), Po Ali (Sayyidina Ali), Abu Bakar, Umar, Salman, … được Po Ali thuyết phục cải đạo Islam để thờ phượng Thượng Đế duy nhất (Tuhan Esa- Po Hasa). Cuối cùng Um Marup quyết định rời khỏi ngai vàng để cải đạo từ Hindu sang Islam thờ phượng Đấng Allah. Nghe tin, Po Harum Mak hết sức giận dữ và cho rằng hoàng tử ngu muội đã chối bỏ tập quán truyền thống của tổ tiên. Bất chấp triều đình phản đối, Um Marup với sự giúp sức của Nabi đã nhiều lần chống đỡ sự tấn công của quân đội vua cha. Cuối cùng hoàng tử đã thua trận bởi đánh lén của ác quỷ Kai Glong. Linh hồn hoàng tử Um Marup được Nabi và các thiên thần mang đến với Allah. Kết thúc trận chiến, đức vua Harum Mak đã thua trận và quy hàng bởi sự chống trả của đạo quân Nabi, và cuối cùng đức vua cũng chấp nhận cải đạo sang Islam. |
![]() Thương là tên Bí danh của một người Chăm tên thường gọi là Chị Hai, hiện nay đang sống tại Belgium (Bỉ) cùng gia đình và các con. Thương là Chị Hai rất yêu văn hóa và dân tộc Chăm, dù xa quê hương gần 40 năm, nhưng Thương vẫn theo dõi tin tức bà con ở quê nhà, qua truyền thông và Thương cũng đóng góp đáng kể cho cộng đồng và xã hội Chăm. Gần đây qua theo dõi Facebook trên mạng xã hội, thấy cộng đồng Chăm không còn tranh luận mà sự việc này đã đi xa. Chị Hai Thương viết bài tâm tình gửi Báo Điện Tử Kauthara*ORG |
![]() Thiên kinh Koran của Islam toàn bộ có 30 chương (Juz) bao gồm 114 bài (Surah). Các tín đồ Islam tin rằng Thiên kinh này được mặc khải thông qua thiên thần Jibril (Gabriel) đến cho Thiên sứ Muhammad. Do Thiên sứ Muhammad là người không biết chữ, nên mỗi câu Thiên kinh được mặc khải cho 5 người khác phải học thuộc lòng cả 30 chương, những vị này được gọi là Hafis và rất được tôn trọng. Ngoài ra Thiên kinh Koran còn ghi chép lại trên vỏ cây, tấm gỗ, da lạc đà, vải, … Quyển Thiên kinh trọn vẹn đầu tiền ra đời với phần mở đầu là surah Al-Fatihah (khai đề) và kết thúc là surah An Nas. |
![]() Ông ta là người có công giúp tư vấn thành lập Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận, tên tổ chức này do chính ông ta đề nghị, được mọi người trong Hội đồng chấp thuận, tổ chức này đã hoạt động qua 15 năm với ba lần Đại hội, cớ sao năm 2020 ông ta quay lưng chống lại tổ chức do chính ông ta giúp đỡ và phản đối tên của tổ chức: HĐSC Hồi giáo Bani, để hôm nay ông ta đòi lấy tên mới là: “Tôn giáo Bani”? |
![]() Chuyện như thế này, vào giờ thiên ngày 17 tháng 06 năm 2021, cặp Kalu canh cánh lấp ló trước cửa nhà Sư cả Nguyễn Lài. Ông Kalu cầm thanh cây trên tay vì sợ Chó, còn Bà Kalu xách túi nhỏ đựng hồ sơ trong đó nội dung đã soạn sẵn. Khi gặp ông Nguyễn Lài hai bên trao đổi to nhỏ không bình thường, với thuật lắc léo lưỡng lẹo của ông Kalu và ma thuật của bà Kalu cả hai dùng phép xảo quyệt lừa dối ông Nguyễn Lài vừa già, vừa yếu, vừa nặng tai, vừa không biết tiếng Việt.v.v, và cuối cùng ông Nguyễn Lài đã ký vào “Thư Giải Trình” tố cáo Chính quyền Ninh Thuận. |
![]() Trên Facebook của Kiều Kiều Maily đăng ngày 2/6/2021 nhằm kết tội Ban Chấp Hành HĐSC với tựa đề: “ AI ĐÃ TRĂNG TRỢN TIẾM QUYỀN”, trong đó kết tội “…ông Đổng Dương Long tự làm giấy tờ, tự ký đóng dấu để “đi hành hương” bị bà con tín đồ phản đối nên phải từ bỏ nữa chừng…..”, “…ông Imưm Đạo Văn Thị Phó chủ tịch và là Thư ký HĐSC tự ý làm giấy mời và ký đóng dấu, hoàn toàn chưa cho phép sự đồng ý của Sư cả Chủ tịch Nguyễn Lài…” |
![]() Gần đây có nhiều tranh cãi trong cộng đồng Chăm xung quanh từ “Bani”/ “Bàni”/ “Bà Ni”/ “Bà ni” (có nhiều cách viết khác nhau của từ này, tôi chọn cách viết “Bani” vì nó là phiên âm của từ trong tiếng Chăm, một từ gồm có hai âm tiết). Trong đó, có ý kiến tái khẳng định ý nghĩa của Bani như nó từng được hiểu trước đây. Bên cạnh đó, có ý kiến hoàn toàn mới, dường như thuật ngữ “Bani” mang ý nghĩa riêng của nó được thể hiện qua các hình thức hành đạo, nghi lễ tôn giáo đang được nhìn thấy từ giáo dân. Tất nhiên, mỗi ý kiến đều có lý do và bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình. Nhưng rất tiếc, các ý kiến đó chỉ mang tính chất hạn hẹp, không dựa trên góc nhìn toàn diện, không quan tâm đến những yếu tố bên ngoài có sự liên đới về nhiều giá trị tín ngưỡng chung. Đặc biệt, khi nghiên cứu đến “Bani”, các nhà nghiên cứu dường như đã bỏ ngỏ một vấn đề cốt lõi trong tôn giáo Bani, đó là các kinh sách Bani được các vị Acar lưu giữ. |
![]() Phú Trạm tự nhận là nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm đồng thời là Luận sư cho giáo phái Awar, A hier, tức là nhân vật luôn sát cánh bảo vệ sự trường tồn cho tôn giáo Chăm. Nhưng hôm nay, chính ông ra tay điều hành nhóm chống đối Hội đồng sư cả Hồi giáo Bani, phá tan sự bình yên của tín đồ Bani. Đây là thái độ lừa gạt của Phú Trạm, mà các chức sắc, tín đồ Bani Awal không bao giờ chấp nhận Phú Trạm là nhà đấu tranh cho dân tộc Chăm như ông đã từng tuyên bố bấy lâu nay. Phú Trạm đã bị thôi miên bởi một kiều nữ nào đó, đang núp bóng để chèo lái ông ta kích động phá tan sự đoàn kết của tín đồ Bani nói chung và Tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani nói riêng, để rồi hôm nay Phú Trạm phải nhận một kết quả phủ phàng: người Chăm không biết ông ta là ai. |
![]() Để đón mừng ngày ĐẠI LỄ (HAREI RAYA) nhân dịp lễ Eid al-Adha (WAHA) 2021 mà tín đồ Chăm Bani thường gọi: Harei: WAHA, đây là một trong hai Đại Lễ trong năm sau lễ RAMADAN (RAMAWAN) của hệ phái giáo sĩ Acar theo AGAMA: AWAL (tiếng phổ thông gọi: HỒI GIÁO và Quốc tế gọi: ISLAM). Nhân đại lễ (Harei Raya) Eid al-Adha (WAHA) 2021, Hội Champa Bani Quốc (Champa Bani International Community) thông báo chính thức kế hoạch tổ chức “PUEC ARIYA” dành cho giáo sĩ Acar ở hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. |