#

Tiếng Cham là ngôn ngữ thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Cham rất gần gủi với nhóm ngôn ngữ như: Jarai, Rhade, Cham, Churu, Raglai, Hroi, Aceh, Hainan,...được gọi chung là Chamic. Người Cham (thuộc Champa) có chữ viết riêng, chữ viết Champa cổ (akhar Hayap) được sử dụng từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XV và chữ viết akhar Thrah sử dụng từ thế kỷ XVI đến nay. Ngoài ra chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn; chữ viết Arab hay chữ Jawi được người Champa vùng Nam Bộ thường dùng để ghi giáo luật Islam giáo và văn hóa Islam giáo; ngày nay cộng đồng Cham, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Cham còn sử dụng chữ viết Rumi Champa 2000 (Putra Podam) để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Bài viết này nhằm giới thiệu và phân loại chữ viết Chăm, các kiểu chữ viết Cham, phân tích sự hình thành và phát triển Rumi Cham và hệ thống Rumi Champa 2000, đồng thời nhằm góp phần bảo tồn và phát huy chữ viết Cham, chữ viết của nền văn minh dân tộc ở Đông Nam Á.

#

Bốn phụ âm 1) Nga, nya, na, ma và 2). Ngâk, nyâk, nâk và mâk. Là những đặc trưng của ngôn ngữ Chăm mà tổ tiên ta đã xác định từ trước và bổ sung Ngâk, nyâk, nâk và mâk vào hệ thống bảng chữ cái Chăm để ghi những từ vựng có cách phát âm thay đổi tùy theo phương ngữ và vùng miền.

#

Mục tiêu nghiên cứu chính của phần này là khảo sát thực trạng dạy và học tiếng S’tiêng, khảo sát và lựa chọn bảng chữ cái S’tiêng (mẫu tự chữ cái) thông qua cộng đồng người S’tiêng tại tỉnh Bình Phước. Căn cứ bảng chữ cái này, nhóm nghiên cứu đề xuất bảng chữ cái đã lựa chọn làm cơ sở để xây dựng chương trình dạy học tiếng S’tiêng ở bậc Tiểu học.

#

Trong tiếng Chăm, Kau là đại từ nhân xưng làm đại từ chủ ngữ cho ngôi thứ nhất. Đại từ nhân xưng dùng để xưng hô trong giao tiếp. Ngôi thứ nhất thuộc về người nói, ngôi thứ hai thuộc về người nghe, ngôi thứ ba thuộc về người hoặc con vật hoặc đồ vật mà người nói và người nghe đề cập tới. Đại từ nhân xưng được làm chủ ngữ nên có thể gọi chúng là đại từ chủ ngữ.

#

Trong hệ thống bảng chữ cái Chăm có hai chữ Sak Praong và Sak Asit. Sak Asit thường ghi những từ vựng mang tính ổn định hơn như: Suk, saksi, saai, suan, duisak, sakarai, bangsa, sakawi, sah sakei,... Sak Praong dùng để ghi những từ vựng có khi thay đổi tùy theo phương ngữ của vùng miền. Đó là đặc tính của ngôn ngữ Chăm. Do đó, Sak Praong có hai biến thể là: Sak và Thak.

#

Người Chăm là một tộc người thuộc vương quốc Champa cổ, nay thuộc một trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Tiếng Chăm là ngôn ngữ của người Chăm ở Đông Nam Á thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo (Autronesian), đại chi Malayo-Polynesian (Malay-đa đảo). Ở Việt Nam, tiếng Chăm rất gần gủi với một số tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ như: Raglai, Churu, Jarai và Ê-đê.

#

Bài viết “Vấn Đề Chữ Thrah Của Người Chăm” của tác giả Thập Liên Trưởng, trong cuốn sách “40 Năm nghiên cứu văn hóa Chăm”, do Nhà xuất bản Văn hóa Dân Tộc ấn hành năm 2015 giới thiệu nguồn gốc và hệ thống chữ viết Chăm, qua đó tác giả phân tích chi tiết tính ổn định của hệ thống chữ Thrah qua hệ thống ngữ âm, hệ thống từ vựng và cấu tạo từ, phân tích sâu sắc những bất ổn của chữ Thrah sau năm 1975 qua hệ thống phụ âm cuối, hệ thống âm chính cũng như sư bất ổn trong việc sử dụng từ ngữ. Qua đó để có cơ sở đánh giá việc dạy và học tiếng Chăm trong Nhà trường hiện nay, để có cơ sở đưa ra giải pháp nhằm bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết Chăm không những trên cơ sở lý thuyết mà còn ứng dụng trên thực tiễn.

#

“Đặc Điểm Văn Tự Của Người Chăm” là bài viết của TS. Thành Phần đăng trong công trình mang tựa đề “Bốn mươi năm nghiên cứu văn hóa Chăm” do Nhà xuất bản Văn hóa Dân Tộc ấn hành năm 2015, trang 278-288. Đây là một bài viết giới thiệu đặc điểm tiếng nói và đặc điểm văn tự của người Chăm qua các thời kỳ cũng như sự ảnh hưởng của văn tự Sanskrit đối với văn tự của người Chăm. Trên cơ sở đó tác giả đã đề cập đến thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị các tư liệu văn tự Chăm trong các gia đình, trong các bảo tàng, thư viện, trung tâm nghiên cứu và trường học.Tác giả mạnh dạn so sánh việc truyền dạy chữ Chăm trước và sau năm 1975, từ cơ sở đó, tác giả kết luận thực trạng dạy chữ Chăm hiện nay ở bậc Tiểu học.

#

Tài liệu tự học chữ Arab (Arabic), bài học được thiết kế đơn giản gồm 52 chủ đề và luyện tập, chữ to và rõ ràng. Phần tiếp theo là 19 bài Kinh thánh, mở đầu là Al Fatihah và kết thúc là An Naas.

#

Theo các nhà nghiên cứu Tây Phương, người Chăm đã sử dụng một loại chữ viết khá sớm để tạc khắc chữ trên các bia đá. Chữ viết này có nguồn gốc từ chữ cái Devanagari (Ấn Độ). Trong thời kỳ đầu, người Chăm chủ yếu dùng chữ Chăm cổ để khắc tiếng Phạn, dần dần người Chăm hoàn thiện chữ viết này sử dụng để khắc tiếng Chăm. Akhar Thrah là chữ viết phổ biến nhất và trở thành chữ viết chính thức của vương quốc Champa từ thế kỷ 17, ngoài được khắc trên Tháp Po Rome, chữ viết này còn được viết tay và sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ ban giao quốc tế, hành chánh, tôn giáo, lịch sử, văn học Chăm,…Ngoài ra, người Chăm còn dùng chữ Hán được tìm thấy trên các con dấu hay trên các văn kiện liên quan đến triều đình Nhà Nguyễn. Song song thời kỳ này, người Chăm còn dùng chữ viết Ả Rập hay chữ Jawi Chăm để ghi kinh thánh của các bậc Chăm Awal như Po Acar, Katip, Imam,…Để bảo tồn, phổ biến cũng như hỗ trợ dạy và học chữ viết Chăm Thrah được thuận lợi, hiện nay cộng đồng Chăm, đa số cán bộ, sinh viên và trí thức Chăm đã sử dụng chữ viết Rumi Chăm EFEO để phiên tự hay phiên âm cho các tác phẩm văn học cũng như sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Trong bài viết này tôi xin giới thiệu “một số kiểu viết sử dụng akhar Hayap hay akhar Thrah”