![]() Theo lịch vạn niên, mùng 1 Tết Nguyên đán Nhâm Dần (Con Hổ) 2022 sẽ rơi vào thứ Ba ngày 01/02/2022 dương lịch và trước đó ngày Tết ông Công ông Táo là ngày 23 tháng chạp hằng năm (ngày 23/12 Âm lịch) tức ngày thứ Ba, ngày 25 tháng 1 dương lịch năm 2022. Ngày 23/12 Âm lịch vừa qua Ngọc Hoàng đã nghe báo cáo của các Táo Bộ Y tế, Bộ Giao thông, Bộ Kinh tế, Bộ Giáo dục, …về tình hình năm 2021 ở dưới hạ giới. Năm nay do tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài và trước khi lên máy bay báo cáo ngày 23/12 âm lịch, xét nghiệm bị Dương tính nên cần điều trị và cách ly tại bệnh viện “Corona Hotel”. Do vậy Táo Ban Tôn giáo - Bộ Nội vụ gặp Ngọc Hoàng muộn hơn so với các Táo khác. |
![]() Trước kia Châu Thị Cành đã từng nhận chỉ thị của tổ chức Fulro, dùng "mỹ nhân kế " đi khắp các làng Chăm Phan rang vận động người Chăm tham gia phong trào Fulro, mục tiêu của bà ta nhắm tới đó là các vị chức sắc tôn giáo. Việc làm quá khứ của Châu Thị Cành đã gây nên một hậu quả nghiêm trọng làm cho nhiều vị chức sắc phải liên lụy chịu cảnh tù tội, mà dư luận đến hôm nay chưa phai mờ trong kí ức trong cộng đồng Chăm Ninh Thuận. Hôm nay, Châu Thị Cành tiếp tục nhận chỉ thị của thế lực ngoại bang chống chế độ CSVN ở Úc Châu, hoạt động bình phong với vỏ bọc nhà đấu tranh đòi tôn giáo Bani và bà ta cấu kết với ông Thành Phần (chủ dự án Ấn Độ) và Thành Thanh Dải (Thủ tướng Champa lưu vong Champa), lợi dụng các chức sắc đang khó khăn đối chọi đại dịch Covid-19 trong thời gian qua. Châu Thị Cành nhận tiền hơn 1 triệu USD của thế lực thù địch đối trọng với nhà nước Việt Nam để cấp phát cho chức sắc Chăm Bani Awal từ Ninh Thuận, Bình Thuận nhằm lôi kéo xách động họ rút khỏi tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani Ninh Thuận, Bình Thuận và lập một tôn giáo Bani riêng biệt không nằm trong sự kiểm soát của nhà nước Việt Nam. |
![]() Theo chương trình thiện nguyện của Hội Champa Bani, bà Chủ tịch Từ Thỷ có chuyến viếng thăm đầu tiên tại làng Chăm Bani Awal Bình minh đúng vào dịp Thánh đường tại địa phương đang tổ chức lễ hội ngày thứ Sáu (Suk Yeng - Jumaat) năm 2022. Nhân dịp này, bà chủ tịch đến viếng thăm Thánh đường haluw Magik Bình Minh, bà Từ Thỷ có lời thăm hỏi ân cần đến các vị chức sắc và mong Ban bổn đạo tại địa phương phát huy bảo tồn tôn giáo Bani Awal là một tôn giáo truyền thống do tiền nhân Champa để lại, nhằm tránh sự đồng hóa tôn giáo ngoại lai du nhập vào người Chăm. |
![]() Nguyên nhân chính hình thành lễ Suk Yeng là lễ Jumaat (ngày thứ Sáu) của Islam. Lễ ngày thứ Sáu của hệ phái Bani Awal không thực hiện thống nhất mà được thực hiện tùy theo khu vực và vùng miền. Ở Campuchia được tổ chức Suk mỗi tuần một lần, ở Ninh Thuận Suk được tổ chức mỗi tháng một lần, còn ở Bình Thuận thì hoàn toàn khác biệt. Suk Yeng là dịp mà các haluw Janang cũng như mọi tín đồ Bani Awal thường phải đến thánh đường để gặp gỡ, nghe giảng đạo và thông tin từ các giáo sĩ (Acar) tại thánh đường và riêng ở mỗi gia đình thường chuẩn bị đón khách thập phương tại nhà riêng. |
![]() Solat: tiếng Ả Rập (Arabic) là Salah hay Salat là một trong “năm trụ cột” của Islam là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi tín đồ Islam. Solat theo tiếng Việt là "Cầu nguyện”, nhưng định nghĩa này có thể gây nhầm lẫn. Vì Solat trong Islam có nghĩa là Du-a (do’a), là mang nghĩa "kiến nghị tôn kính với Thượng đế”. Đó là một hành động thể chất, tinh thần và tâm linh thờ phượng được thực hiện năm lần mỗi ngày vào các thời điểm quy định. |
![]() Theo nguồn tin từ cổng thông tin công an tỉnh Tuyên Quang được Kauthara.org cập nhật vào lúc 15h ngày 15.01.2022; ngày 12/01/2022, cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Tuyên Quang đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với Lê Mạnh Hà (tên Facebook Lê Việt Hà) sinh năm 1970, trú tại thôn 23, xã Kim Phú, thành phố Tuyên Quang về tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. |
![]() Theo thông tin mới nhận vào lúc 23 giờ ngày 13/1/2022 (giờ San Jose, California, Hoa Kỳ). Ts. Putra Podam và bà Từ Thỵ có chuyến bay về Việt Nam theo chương trình thiện nguyện. Theo qui định của hãng hàng không Quốc tế mọi hành khách trước khi lên máy bay buộc phải đi test Covid-19 (xét nghiệm) để lấy giấy chứng nhận âm tính mới được phép lên máy bay về Việt Nam. |
![]() Tôn giáo là lĩnh vực luôn nhạy cảm, luôn thu hút sự tò mò, sự chú ý của dư luận trong cộng đồng Chăm nói riêng và thế giới bên ngoài. Đây cũng là lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định tình hình địa phương và xã hội. Vì vậy, định hướng hòa giải tôn giáo, tín ngưỡng hay đức tin là cần đưa ra sự thật, lý giải hợp tình hợp lý khoa học nhằm làm rõ và cho tín đồ hiểu được đâu là chân lý và đâu là âm mưu của thế lực buôn bán văn hóa Chăm. Đồng thời góp phần làm ổn định và tin tưởng lẫn nhau, sống chan hòa tốt đời đẹp đạo giữa các tôn giáo hay đức tin riêng của mọi người. |
![]() Châu Thị Cành là người Chăm ở Thành Tín – Ninh Thuận, cựu thành viên Fulro đồng thời là sáng lập viên quĩ Porome (dự án trá hình Chính phủ Champa lưu vong âm mưu phục quốc) do Thành Thanh Dải là Thủ tướng của tổ chức này, vì mang tư tưởng dân tộc cực đoan nên Châu Thị Cành đã từng thụ án tù 4 năm tại trại giam Sông cái. Trước kia, có thời gian Châu Thị Cành đã từng vận động các chức sắc tham gia phong trào Fulro, làm cho một vị chức sắc này liên lụy phải chịu cảnh tù tội, dư luận cộng đồng Chăm đến hôm nay chưa quên trong kí ức về việc làm bỉ ổi nhất của bà Cành. |
![]() Putra: Từ khi lập quốc thế kỷ 2 theo sử sách cho đến thế kỷ 17 thì Champa xưa theo hai tôn giáo chính là Balamon (Brahmanism từ Ấn độ) và Hồi giáo (Islam từ Ả Rập). Đến thế kỷ 17, vua Po Rome (Ngài theo Islam) đã hòa giải tình hình xã hội Chăm bấy giờ bằng cách chấp nhận bỏ Balamon (bỏ thờ thần Brahma, Vishnu, Shiva, …Ganesha, …) đây cũng là thời kỳ sụp đổ của Balamon trên toàn Đông Nam Á và Champa nói riêng, Po Rome đã thay tín đồ Chăm theo Balamon thành tín đồ Chăm Ahier (Hồi giáo mới) chỉ duy nhất tôn thờ Thượng đế Allah và tôn kính vua chúa, tổ tiên Champa ảnh hưởng văn hóa bản địa. Từ đấy Champa không còn tồn tại tôn giáo Balamon nữa, nghĩa là không còn tồn tại ba vị thần tối cao trong Ấn Độ giáo bao gồm Brahma là đấng tạo hóa, Vishnu là đấng bảo hộ, Shiva là đấng hủy diệt, tạo thành bộ tam thần Trimurti, thường được gọi là "Brahma-Vishnu-Maheshwara." |