#

​Tất cả các loại khăn vấn đội trên đầu trong thế giới Islam gọi là Serban hay Turban, Chăm Nam bộ hay Chăm Kampuchia gọi là Sal, còn Chăm Ninh Thuận hay Bình Thuận gọi là “khen jram”. Khen jram, là loại khăn vấn đầu có hai tua đỏ ở hai bên (bruei tangi bhong), hàng ngày Acar thường vấn thêm một lớp bên ngoài “khen halang”. Đặc biệt “khen halang” không được vấn khi vào thánh đường, phải lấy xuống để trên vai. Khi nào đi ra ngoài (ra khỏi thánh đường) thì mới dùng “khen halang”. Đây là nét văn hoá của Islam. “Khen halang” vấn bên ngoài là loại Serban của Rasullalah (S.A.W), đây là Sunnah thường thấy trong cách ăn mặc của người Islam. Vấn khăn trên đầu thì là Sunnah, các dân tộc khác nhau có nhiều kiểu vấn khăn khác nhau. Ngay cả các quốc gia Ả Rập (Arab) cũng có các kiểu vấn khăn riêng của mình. Tóm lại Islam không có quy chuẩn phải vấn khăn như thế nào mà chỉ vấn thế nào cho đẹp và phù hợp với văn hóa dân tộc.

#

Hồi giáo Awal chỉ có giáo sĩ (Acar) mới Solat (cầu nguyện) trực tiếp Allah, còn tín đồ Awal thông thường (Gahéh) thì không thực hiện Solat. Trong khi mọi tín đồ của Islam đều cầu nguyện trực tiếp Allah. Việc cạo đầu của giáo sĩ Acar Awal là nét Sunat của Islam. Tương tự, tín đồ Islam bình thường thì không cạo tóc, nhưng tín đồ theo học về tôn giáo (agama) nhất là những người học Tahfiz (học thuộc nguyên một cuốn Thiên kinh Koran) thì rất thường cạo tóc và họ không để tóc dài quá vài cm. Tín đồ Islam (nam) khi đi hành hương Haji (tháng 12 lịch Islam) hoặc làm Umrah (11 tháng còn lại) tại Makkah bắt buộc phải cắt tóc sát ngắn hoặc Sunat (không bắt buộc nhưng làm sẽ được ân phước), phải cạo toàn bộ tóc trên đầu bằng dao cạo.

#

Chúc mừng Giáng sinh. ꨓꨖꨭꨥ  ꨀꨝꨪꩍ  ꨂꨣꩃ  ꨕꨪ  ꨕꨭꩆꨢ ꨧꨳꩌ  ꨟꨆꨴ ꩞

#

Theo Ts.Putra PoDam cho biết, ông ta xuất thân từ làng Chăm theo Bani Awal thôn Bình Minh xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Cả gia đình ông ta là người Chăm theo Bani Awal. Trong thời gian sinh sống làm việc tại Trường Đại học Tây Nguyên, ông ta cũng là tín đồ Bani Awal, hiện nay ông ta đang định cư tại Hoa Kỳ cũng tham gia sinh hoạt Hội Champa Bani Quốc tế do bà Từ Thị làm Chủ tịch. Ông cũng giải thích thêm, giấy CMND đăng ký tại tỉnh ĐăkLắk, do danh mục tôn giáo không có đạo Bani Awal mà chỉ có Islam và Balamon, là người Chăm Bani Awal nên ông phải chọn tôn giáo Hồi giáo (Islam). Cũng như trong thời gian nghiên cứu sinh tại Đại học Malaysia ông tham gia nhiều hoạt động xã hội ở nước sở tại và phụ trách Trưởng Ban Cộng đồng người Việt tại đây.

#

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội tác động lên hai mặt của đời sống con người; cộng đồng và cá thể, một nhu cầu tinh thần của các tín đồ, những người theo tôn giáo, một nhu cầu có tính cộng đồng, dân tộc, khu vực và nhân loại. Tôn giáo không chỉ là việc đạo mà còn là việc đời. Nó không chỉ liên quan đến thế giới tưởng tượng mai sau (thiên đường, địa ngục) mà còn ảnh hưởng đến đời sống thực tại của con người. Sinh hoạt tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống văn hóa của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc. Trong đó có Hồi giáo Bani Awal của dân tộc Chăm.

#

 Kalah (Kopiah) là loại chiếc mũ được sử dụng rộng rãi ở các tôn giáo độc thần như Do Thái giáo, Tin Lành, Công giáo, Islam hay Bani Awal, …Ở Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, miền nam Philippines và miền nam Thailand, phổ biến nhất trong số những người đàn ông tín đồ Islam thường đội chiếc mũ Kopiah trong những dịp trang trọng như đám cưới, lễ Eid ul-Fitr và lễ Eid al-Adha (Waha). Bani Awal thường đội chiếc mũ Kalah Aia (Kopiah) lót bên trong đầu trước khi vấn khăn (serban) bên ngoài, điều này hoàn toàn giống vấn khăn dài (Serban atah) của tín đồ Islam trên thế giới. Nguồn gốc của Kopiah có thể được bắt nguồn từ fez, phổ biến từ đế chế Ottoman, sau đó lan sang Đông Nam Á và Quần đảo Malay. Kopiah đã trở thành một phần của trang phục truyền thống của người Malaysia gắn liền với tín đồ Islam. Hoàng gia Malaysia đã sử dụng Kopiah như một phần của quân phục kể từ dưới thời cai trị của Anh. Bani Awal thì Kalah chỉ được dùng cho giáo sĩ Acar chứ không dùng cho tín đồ bình thường.

#

Bà Dụng Thị Bích Thùy, sinh 23 tháng 11 năm 1967, là người Chăm ở thôn Bình Thắng, xã Phan hòa, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình thuận. Dụng Thị Bích Thùy là người rất thân cận với Ts.Thành Phần và thường xuyên nhận chỉ thị của Ts.Thành Phần kích động tín đồ Bani thôn Bình Thắng tố cáo chính quyền Việt Nam âm mưu xóa bỏ tôn giáo Bani ra khỏi danh mục tôn giáo Việt Nam. Cũng cần nhấn mạnh, Bình Thắng là làng Chăm duy nhất ở Bình Thuận có thời dài gây xáo trộn tranh chấp tên gọi tôn giáo do bàn tay của bà Dụng Thị Bích Thùy nhúng vào hầu thực hiện âm mưu đen tối của dự án Ấn độ do Thành Phần chủ trương.

#

Chuyến thăm Malaysia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong hai ngày 7-8/8/2015 được thực hiện tiếp sau chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Najib Razak vào tháng 4/2015. Sự kiện này được hai nước coi là cột mốc mới trong quan hệ song phương vì trong chuyến thăm này, hai bên sẽ chính thức ký Tuyên bố đưa mối quan hệ Việt Nam - Malaysia lên tầm Đối tác chiến lược.

#

Đảng ủy Đại Sứ Quán Việt Nam tại Malaysia rất quan tâm đến công tác Đảng, công tác Sinh viên và công tác Cộng đồng; tích cực tuyên truyền về nâng cao ý thức chấp hành luật pháp của nước sở tại, đảm bảo ổn định an ninh, trật tự, tích cực lao động, học tập và đóng góp, xây dựng quê hương và tăng cường các mối quan hệ giao lưu quốc tế. Từ đó góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về văn hóa Việt và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng người Việt ở Malaysia.

#

Lưu Văn Đức điện thoại đề nghị nhóm chống HĐSC ra tay mạnh hơn để lấy lại tôn giáo Bani, tôn giáo xưa, tôn giáo cũ của mình, bằng cách vận động bà con đông đảo chống đối chính quyền Bình Thuận và Ninh Thuận. Ông Lưu Văn Đức cho rằng Hội thảo của Ban Tôn giáo Chính phủ gồm các nhà Khoa học như giáo sư, tiến sĩ đã đánh giá sai về tôn giáo của người Chăm và hội thảo vô giá trị. Ông Đức điện thoại nói chuyện chủ trương đòi tổ chức TRƯNG CẦU DÂN Ý (lấy ý kiến thường dân),…từ những hội phụ nữ Chăm, những thanh niên đi lao động ở các công ty, xí nghiệp,… từ những người trình độ lớp 3 như  Nguyễn Ngọc Quỳnh, Imam Bat côn đồ, Hoàng Lim con Imam Bat,  xem đây là cơ hội may mắn cuối cùng để thắng Ban Tôn giáo Chính phủ.