Video: Putra Podam: Bình Thuận đang phá hoại di sản văn hóa Cham
Tôn giáo hay tín ngưỡng là một vấn đề nhạy cảm trong xã hội, thông qua tôn giáo người dân gửi gắm những ước mơ khát vọng mà họ không thực hiện được. Tôn giáo còn có một nhu cầu tinh thần, có chức năng ru ngủ, có lợi ích tích cực giúp con người hướng thiện.
Thế nhưng tại Việt Nam, tôn giáo mà dân tộc Cham đã tiếp nhận từ thế giới Ả Rập hơn 1200 năm, mà ngày nay tên gọi tôn giáo vẫn chưa được rõ ràng, lập lờ. Trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ ghi Hồi giáo (phiên chữ từ Islam, tiếng Ả Rập), trong khi, tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận làm Chứng minh nhân dân ghi, tôn giáo: Bà-ni, hoặc tôn giáo: đạo Hồi, hoặc tôn giáo: Hồi giáo.
Trong khi thuật ngữ chính danh mà giáo sĩ chức sắc Champa gọi từ xưa là: Agama Awal (trong đó: Agama nghĩa là “Đạo”, tiếng Phạn Sanskrit; Awal: tiếng Ả Rập (Arabic), Awal mang nghĩa “trước, sớm”, nghĩa là Hồi giáo Sơ khai, Hồi giáo từ trước, Hồi giáo từ ban đầu, Hồi giáo từ khi tiếp nhận vào Champa từ thế kỷ 10, Hồi giáo dòng Sunni chi nhánh Awal, Hồi giáo dòng Awal hoặc có thể gọi Hồi giáo Champa).
Câu chuyện thế thái tôn giáo của người Cham hiện nay không khác gì chuyện nhân tình thế thái hay trò game đuổi mèo bắt chuột.
1. Chính phủ Việt Nam Công nhận Hồi giáo (Islam)
Theo công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 về danh mục các tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận ĐKHĐTG. Tại Việt Nam có 36 tổ chức tôn giáo (thuộc 16 tôn giáo). Tại Mục 6, tôn giáo: Hồi giáo, bao gồm 7 tổ chức tôn giáo, như:
1. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo TP. Hồ Chí Minh (Hồi giáo),
2. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh An Giang (Hồi giáo),
3. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
4. Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Tây Ninh (Hồi giáo),
5. Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo (Islam) tỉnh Ninh Thuận (Hồi giáo),
6. Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh Bình Thuận (Hồi giáo),
7. Ban Quản trị thánh đường Al-Noor Hà Nội.
Hình 1. Theo Công văn số: 6955/BNV-TGCP ngày 28/12/2020 của Bộ Nội vụ, số thứ tự (6) là tôn giáo Hồi giáo, gồm có 7 tổ chức tôn giáo.
Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo dưới đây: Danh mục tôn giáo và tổ chức tôn giáo Việt Nam
2. Bình Thuận gây bão (Hot news)
Ngày 11/3/2025, đoàn lãnh đạo tình Bình Thuận và binh lính truyền thông chia thành hai tốp tiến thẳng vào các làng xã người Chàm tỉnh Bình Thuận.
Toán 1. Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Thuận do Bà Nguyễn Thị Thuận Bích, tiến thẳng vào xã Phan Thanh - tỉnh Bình Thuận. Chiến dịch của đoàn dùng thuật ngữ như sau:
Thăm ba chùa: Chùa Châu Hanh, Chùa Thanh Kiết, Chùa Cảnh Diễn
Thăm hỏi và tặng quà chức mừng “Tết” “Ra Mu Wan”
Thăm đồng bào Chăm theo tôn giáo: “Hồi giáo Bà-Ni”
Toán 2. Đoàn lãnh đạo tỉnh Bình Thuận do ông Đặng Hồng Sỹ cùng toán binh nhì truyền thông dòng chính vác máy móc, quà bánh kéo nhau tiến thẳng vào xã Hậu Quách (nay là xã Phan Hòa) thăm và báo tin cho 3 thôn làng (cấm nói lái): Bình Thắng (palei Canet), Bình Minh (palei Aia Mamih) và Bình Hòa (palei Dik).
Chiến dịch của đoàn dùng thuật ngữ như sau:
Thăm ba chùa: “Chùa Bình Thắng”, “Chùa Bình Minh”, “Chùa Bình Hòa”
Thăm hỏi và tặng quà chức mừng “Tết”, “Ra Mu Wan”, “Tết Truyền thống”, “Tết Cổ Truyền”
Đặc biệt thăm đồng bào Chăm theo tôn giáo: “Bà-Ni”
3. Bình Thuận tát mặt Bộ Nội vụ - TGCP không tay
Theo công văn Số: 6955/BNV-TGCP, ngày 28/12/2020 của Bộ Nội vụ - Tôn giáo Chính phủ, tôn giáo Cham theo Danh mục: Hồi giáo (Islam).
Khi những phần tử xấu buôn bán văn hóa Cham muốn xáo trộn tin tức trong cộng đồng Cham mà tên đầu bò là Thành Phân (Tiến sĩ 1 đêm, tiến sĩ hữu nghị, hay tiến sĩ không có bằng cấp) ra tay xúi giục những người què kiến thức để chống cái Tổ chức gọi là “Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà-ni” hay “Bà-ba” gì đó.
Trong khi, Bộ Nội vụ - Tôn giáo Chính phủ, …rất đau đầu…ngủ gật…tìm mưu lược của Nhà Khổng để tìm cách hóa giải tình hình tôn giáo của Cham-Chàm…
Thì bổng dưng… “Rầm” … thật “Điếng” do tỉnh Bình Thuận “Tát”… Bộ Nội vụ - Tôn giáo Chính phủ hết ngủ “Gật”. Cái tát không dùng bằng tay, mà dùng bằng loa bắn ra liên tục cụm từ:
- Rầm: tôn giáo: “Hồi giáo Bà Ni”
- Rầm: tôn giáo: “Bà Ni”
- Rầm: tôn giáo: Hồi giáo (Bà Ni)
Có lẽ phép Vua (tiếng Bắc) – Dua (tiếng Nam) thua lệ làng?
Vui vẻ (tiếng Bắc) – Dui dẻ (tiếng Nam)
Đi về (tiếng Bắc) – Đi dề (tiếng Nam)
Việt Nam (tiếng Bắc) – Diệt Nam (tiếng Nam)
CHXHCN Việt Nam (tiếng Bắc) – CHXHCN Diệt Nam (tiếng Nam)
Nếu ở Việt Nam (Diệt Nam) tự do thì người Nam Kỳ có quyền dùng CHXHCN Diệt Nam (nhưng tại sao lại cấm)
Tại sao?
Tại sao cấm Chàm, không được dùng chữ, tiếng Chàm để ghi tên địa danh Chàm?
Tại sao cấm Chàm, không đặt tên tiếng Chàm cho con cái trong khai sinh?
Tại sao cấm Chàm, không đặt tên làng (palei) bằng tiếng Chàm?
Tại sao cấm Chàm, không dùng thuật ngữ tôn giáo xưa: “Agama Awal”?
Tại sao “Islam” phải ghi “Hồi giáo”?
Tại sao “Hồi giáo”, tỉnh Bình Thuận, tự do ghi tôn giáo “Bà-Ni”?
Tại sao “Hồi giáo”, tỉnh Bình Thuận, lại ghi tôn giáo “Hồi giáo Bà-Ni”?
Tại sao “Magik”, tỉnh Bình Thuận, không cho ghi “Thánh đường”?
Tại sao “Thánh đường”, tỉnh Bình Thuận, lại ghi “Nhà Chùa”?
Tại sao “Ramadan”, “Ramawan” tỉnh Bình Thuận, ghi “Ra Mu Wan” (xem hình)
Tại sao “Ramadan”, “Ramawan”, tỉnh Bình Thuận ghi “Tết”, “Tết truyền thống”, “Tết Cổ truyền”
Tại sao tỉnh Bình Thuận ban cho Chàm một cái “Tết” rất ý nghĩa mà không có “dự án, Hồ sơ” để báo cáo Chính phủ?
Tại sao “Ramadan”, “Ramawan”, tỉnh Bình Thuận ghi “Tết”, “Tết truyền thống”, “Tết Cổ truyền”, … và được cho nghĩ 3 ngày
Trong khi tỉnh Ninh Thuận cũng dùng “Tết”, “Tết truyền thống”, “Tết Cổ truyền” … nhưng không cho nghĩ 3 ngày.
4. Chàm để tay trên trán
Tháng lễ Ramadan (Ramawan) của thế giới Hồi giáo nói chung, và người Cham theo Agama Awal (Hồi giáo Awal) nói riêng, được Chính phủ Việt Nam, cấp tỉnh và các cấp, … quan tâm đến chúc mừng, thăm hỏi là tín hiệu đáng mừng, đáng trân trọng.
Tuy nhiên, không nên lợi dụng việc đi thăm hỏi lễ Ramawan thành mục tiêu lôi kéo cử tri nhằm mục đích quảng bá cá nhân và tổ chức.
Có chăng tỉnh Bình Thuận, dùng chiêu trò phán tán thông tin bằng loa phường tinh vi nhằm lừa bịp những tín đồ què kiến thức tôn giáo như: Thành Phân, Thành Vê, Thành Chánh, Thành Thị Nín, Thành Du Côn, Thành Câm Điếc, …bằng cách cho truyền thông dòng chính phao tin trong Video Đoàn tỉnh Bình Thuận công nhận Tôn giáo Bà-Ni.
Người Cham tại xã Phan Hòa hoang mang dư luận, nữa tin, nữa lo, nữa mừng, nữa chửi thèng tỉnh Bình Thuận đ*iên đi công nhận tôn giáo Bà-Ni.
Trong khi toán quân của do Bà Nguyễn Thị Thuận Bích, thì phóng loa đồng bào Chàm theo Tôn giáo: Hồi giáo Bà-Ni. (xem Video).
Chàm để tay lên trán, suy ngẫm, cho rằng Chính quyền tỉnh Bình Thuận nữa đánh…nữa xoa…nhằm mục đích gây xáo trộn thông tin trong cộng đồng Chàm
5. Chính quyền Bình Thuận gặp tại nạn
Thật ra, không có gì to tát, ai cũng nghĩ chuyện bình thường.
Nhưng thật ra có một ông Chàm ở nhà to ở Trung Ương, Dân tộc Quốc hội gì đó, đã liên lạc ngầm và gọi điện cho bà Thúy, Thúi hay Thui gì đó, ra lệnh kêu gọi Chàm nên tổ chức “Trưng cầu Dân Ý” để lấy ý kiến đòi tôn giáo “Bà-Ni”.
Thật ra nếu tổ chức “Trưng cầu Dân ý” để đòi “Champa độc lập” thì bọn Chàm sẽ kéo nhau đi… mặc dù không biết “Trưng cầu Dân ý” nghĩa là gì?
Dân Chàm để tay trên trán suy nghĩ có chăng ông Chàm ở nhà to ở Trung Ương gì đấy, cài người của mình, cụ thể là một binh lính truyền thông phóng loa thông báo “Tôn giáo Bà-ni”, lợi dụng lãnh đạo tỉnh Bình Thuận do ông Đặng Hồng Sỹ đi thăm bà con Chàm tháng Ramawan.
Nếu thật sự tại nạn, mà tai nạn ở đây 3 lần… thì tỉnh Bình Thuận nên xem lại phòng báo chí, truyền thông của tỉnh.
Theo dân Chàm, tỉnh Bình Thuận, nên tổ chức lớp tập huấn riêng dành cho người truyền thông hôm đó. Nếu không truyền thông này có tư tưởng hai mang vừa làm cho tỉnh Bình Thuận vừa nghe chỉ đạo từ Trung Ương hay Dân tộc Quốc hội gì đấy.
Chàm tôi không biết nhiều, Chàm tôi thật thà, thấy sao nói vậy.
Chàm tôi yêu hòa bình, không muốn tai nạn thêm. Nên Chàm tôi rất mong Chính phủ Việt Nam giải quyết chuyện tôn giáo, tín ngưỡng Cham.
Trong cuốn “Luận Ngữ”.
Tử Lộ nói: “Danh bất chính tắc ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành, …”.
.
Khổng Tử thì nói: “Danh phận không chính thì đạo lý cũng sẽ giảng không thông. Đạo lý không được giảng thông thì sự tình làm cũng sẽ không thành”.
LINKs:
1.Putra Podam: Tôn giáo dân tộc Chăm, danh bất chính - ngôn bất thuận
2.Tôn giáo dân tộc Chăm: "Danh bất chính - Ngôn bất thuận"
3. Tại Việt Nam: Dân tộc bản địa Chăm tự do quyền đặt tên tôn giáo
4. Ban Tôn giáo Chính phủ: Cần khảo sát giáo sĩ (Acar) về tôn giáo …
6. Champa bảo vệ Hồi giáo (Islam) sau giai đoạn (1832-1975)
7. Hòa giải tôn giáo - Bani Awal (Hồi giáo Champa)
8. Bình Thuận: Chăm Bani không đồng thuận từ "Tết" trong cụm từ …
9. Tháng đại lễ Hồi giáo: Ramadan - Ramawan
10. Thuật ngữ Awal, Ahier qua giải thích của chuyên gia nghiên cứu
11. Awal: Hệ phái Hồi giáo Champa
12. Awal-Ahier là: Hồi giáo của vương quốc Champa
13. Awal (Hồi giáo Champa) là một trong 73 nhánh của Islam
14. Putra Podam: Inrasara phán "Balamon đại diện phái
=====***===== By: Ts.Putra Podam -----***-----
Tuyên bố 1:
Tổ chức hay đảng pháo nào:
Dùng cụm từ: "Tết Ramưwan" hay "Tết Ra mu wan"
... Là "âm mưu phá hoại văn hóa Cham"...
-----***-----
Tuyên bố 2:
Tổ chức hay đảng pháo nào:
Dùng cụm từ: "Hồi giáo Bani" hay "Tôn giáo Bani"
Không có trong Danh mục Ban Tôn giáo Chính phủ...
... Là "âm mưu phá hoại tôn giáo Cham"...